Ăn nấm có lợi và hại cho sức khỏe như thế nào?

08:57 | 30/08/2023 In bài biết
Nấm là thực phẩm được sử dụng phổ biến để chế biến các món chay. Tuy nấm thực sự có lợi với sức khỏe nhưng có một số lưu ý khi ăn nấm mà bạn nên biết.
Nâng cao hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam Bốn mục tiêu sức khỏe hàng đầu của Người tiêu dùng Việt Nam

Để chế biến nấm đúng cách cũng như tận dụng được tối đa dinh dưỡng từ nấm bạn cần biết được nấm kỵ với thực phẩm nào, tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn và những sai lầm cần tránh khi sơ chế và nấu nấm.

Thành phần dinh dưỡng của nấm

Nấm chứa nhiều chất khoáng và vitamin có lợi. Ngoài ra, nấm là số ít thực phẩm không có chất béo, không có cholesterol và rất ít calo. Bên cạnh đó nấm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Chất chống oxy hóa; Vitamin B2,B3,B5; các loại khoáng chất như: kẽm, magie, kali và đặc biệt là đồng - Đồng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì giúp xương và các dây thần kinh khỏe mạnh; Bên cạnh đồng thì Kali cũng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng tim, cơ và thần kinh.

Nấm là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao
Nấm là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao

Lợi ích của việc ăn nấm

Nhiều người yêu thích nấm bởi vì hương vị đặc trưng nổi bật của loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng của nấm là điều mà nhiều người quan tâm đến. Một số lợi ích của việc ăn nấm có thể kể đến như: Ngăn ngừa lão hóa; tăng cường sức khỏe não bộ; cải thiện tâm trạng - Chất ergothioneine trong nấm giúp giảm stress, để từ đó giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu; cải thiện sức khỏe tim mạch; hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.

Nấm kỵ với thực phẩm nào?

Tại Việt Nam có rất nhiều loài nấm có thể ăn hoặc dùng làm thuốc như: nấm rơm, nấm hương, nấm tai mèo (mộc nhĩ đen), nấm mỡ, nấm thái dương, nấm linh chi, nấm tràm, nấm bào ngư, nấm thông, nấm tuyết, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ...

Theo Y học cổ truyền thì nấm có vị ngọt, tính mát nên kỵ với các món có tính hàn dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng hay rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như thịt vịt, ốc, củ cải, hải sản,...

Ai không nên ăn nấm?

Nấm chứa nhiều dưỡng chất là thế nhưng không phải ai ăn nấm cũng tốt. Theo Đông y, nấm có tính hàn nên khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu. Những người có đường ruột yếu, hay bị đầy bụng, chậm tiêu thì không nên sử dụng.

Những tác dụng phụ khi ăn nấm cần chú ý

Mặc dù nấm là thực phẩm nổi trội với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực cho sức khỏe nếu bạn bị dị ứng hoặc nấm bị ô nhiễm như:

- Ngộ độc thực phẩm: Là tác dụng phụ tiêu cực của nấm bị nhiễm campylobacter jejuni - một trong 4 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy được WHO liệt kê. May mắn là loại khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên rằng bạn cần phải nấu nấm trong ít nhất 10 phút trở lên.

- Dị ứng da: Một trong những tác dụng phụ của nấm là dị ứng da với các triệu chứng như phát ban và mẩn ngứa.

Điều này có thể xảy ra ở những người mẫn cảm với thành phần trong nấm hoặc phản ứng với bào tử nấm mốc phát triển trên nấm do sơ chế không đúng cách. Các bào tử nấm gây dị ứng nấm mốc dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp thậm chí là bùng phát hen suyễn hoặc bệnh phổi.

Nhìn chung nấm có thành phần dinh dưỡng cao lại dễ tìm kiếm và đa dạng chủng loại nên rất thích hợp để làm thực phẩm, nhất là các món ăn chay trong dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Ăn nấm tuy tốt nhưng cũng nên chọn lọc kỹ lưỡng, tránh trường hợp sử dụng những loại nấm độc, có hại cho sức khỏe. Nếu gặp trường hợp ăn nấm không mong muốn bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để nhận được biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ.

Thanh Hương

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: trungtamdaphuongtien.bct@gmail.com

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/an-nam-co-loi-va-hai-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-269464.html