Xuất khẩu máy móc, thiết bị tại Đồng Nai tăng so với cùng kỳ Nhiều máy móc, thiết bị hiện đại trưng bày tại triển lãm chuyên ngành dệt, may VTG 2019 |
Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường RCEP đạt 13 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng hơn 28%. Tiếp đến là khối CPTPP đạt 6,14 tỷ USD, tăng 21%, khối thị trường thuộc EVFTA với 27 nước thành viên EU đạt 5,63 tỷ USD, tăng 38,5%, chiếm tỷ trọng 12%.
![]() |
Xuất khẩu máy móc sang khu vực thị trường RCEP đạt 13 tỷ USD (Ảnh minh họa) |
Ngoài các thị trường kể trên, Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 với tổng kim ngạch đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2021, chiếm 44,11% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Máy móc thiết bị và phụ tùng là một trong những nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, luôn đứng Top đầu những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất.
Thời gian qua, các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP đã tạo thuận lợi lớn cho doanh nghiệp trong việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này, ưu đãi thuế quan cũng tốt hơn. Nhờ có nhiều FTA cùng thực thi, doanh nghiệp có thêm lựa chọn để tận dụng FTA nào có lợi nhất. Chưa kể, xuất siêu sang các thị trường có FTA năm 2022 lên tới hàng chục tỷ USD. Nếu không có những thị trường thuộc các FTA thế hệ mới, cán cân thương mại hàng hóa khó có thể xuất siêu, mà thậm chí sẽ nhập siêu.
Việc gia tăng xuất khẩu sang các khu vực thị trường này cũng cho thấy chất lượng của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn từ nhà nhập khẩu.
4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cũng sụt giảm theo đà đi xuống của thương mại toàn cầu, ước đạt 13 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ.