Hà Nội thu ngân sách đạt trên 108.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2023 Hà Nội: Phát hiện một xe khách sử dụng tem kiểm định giả |
Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít như: quận Hoàn Kiếm 1, Hai Bà Trưng 9, Ba Đình 11, Thanh Xuân 9, Đống Đa 15, Tây Hồ 18, Cầu Giấy 29... Các huyện có số lượng hồ, ao, đầm lớn như: Thanh Oai 275, Quốc Oai 276, Thường Tín 239, Đan Phượng 210, Phú Xuyên 201, Mê Linh 181, Phúc Thọ 178, Hoài Đức 126, Thạch Thất 151…
![]() |
ảnh minh họa |
UBND thành phố cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, có không ít ao, hồ tại Hà Nội bị xâm hại với nhiều hình thức, dẫn tới việc diện tích mặt nước bị thu hẹp diện tích, ô nhiễm môi trường, thậm chí bị trục lợi bất hợp pháp, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, chỉ trong 5 năm, từ 2010 - 2015, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, trong giai đoạn 2015 - 2020, diện tích mặt nước tự nhiên đô thị ở Hà Nội giảm 203,63 ha.
Theo các chuyên gia, chuyện san lấp hồ, ao từng xảy ra đang khiến cho thành phố phải trả giá, đô thị đang phải gánh chịu. Hà Nội đang phải chi rất nhiều tỉ đồng cho hệ thống thoát nước đô thị và đào lại hồ, khơi vét các dòng sông để chống chọi với tình trạng úng ngập.
Ao, hồ trong nội đô Hà Nội có vai trò rất quan trọng, là nơi chứa nước khi mưa, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề khác như phòng cháy chữa cháy, cảnh quan môi trường, không khí trong thành phố.
Quyết định cấm lấp các ao, hồ, đầm là quyết định cực kỳ cần thiết và quan trọng, bởi nó liên quan đến vấn đề cảnh quan cho con người, làm cho bầu không khí mát mẻ, trong sạch, cũng như có nơi để người dân sinh hoạt.
Không chỉ giữ lại ao, hồ hiện tại, nhiều ý kiến còn cho rằng, những hồ, ao, đầm đã bị lấp cũng cần được trả lại nguyên trạng; đặc biệt phải có quy hoạch, quản lý, xử lý để giảm ngập lụt và cải thiện môi trường của đô thị.