Những đối tượng cán bộ công chức, viên chức nào bị tinh giản biên chế?

10:00 | 10/03/2023 In bài biết
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung các trường hợp tinh giản biên chế là cán bộ công chức, viên chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện tinh giản biên chế.
Đã tinh giản biên chế ở các bộ và địa phương 79.057 người Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 3 đối tượng bị tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung các trường hợp tinh giản biên chế là cán bộ công chức, viên chức đang bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Đây là đề xuất của Bộ Nội vụ tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 108, Nghị định số 113, Nghị định số 143 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế với trường hợp ốm đau, thai sản

Theo Bộ Nội, so với quy định tại các nghị định cũ, dự thảo đề nghị áp dụng tinh giản biên chế đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

Nghị định không áp dụng đối với lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, vì đối tượng này ký hợp đồng có thời gian không quá 12 tháng.

Những đối tượng cán bộ công chức, viên chức nào bị tinh giản biên chế?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Đồng thời, bổ sung người làm việc tại các quỹ tài chính ngoài ngân sách thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Về các trường hợp tinh giản biên chế, dự thảo đề nghị bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 20-KL/TW.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, dự thảo đề nghị chỉ áp dụng quy định này đối với công chức, viên chức.

Riêng đối với cán bộ thì trong đề án nhân sự để giới thiệu bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nhân sự của mỗi nhiệm kỳ đã xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và nhân sự cụ thể đề nghị không đặt vấn đề tinh giản biên chế đối với cán bộ chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Về các trường hợp chưa giải quyết tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ cho biết, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp đang ốm đau, mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 36 tháng để bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều cá nhân có nguyện vọng tinh giản biên chế vì họ không đủ sức khỏe để làm việc.

Theo đó, dự thảo đề nghị sửa đổi nội dung này theo hướng chưa xem xét giải quyết tinh giản biên chế đối với các trường hợp kể trên, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Thu Hường

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/nhung-doi-tuong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nao-bi-tinh-gian-bien-che-245668.html