![]() | Hơn 41.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 4 tháng |
![]() | 9 tháng, 102.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài |
Ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam; PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đồng chủ trì và điều hành Hội thảo.
Hội thảo có sự tham gia của gần 300 đại biểu. Tham dự trực tiếp có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền một số tỉnh, thành phố, các sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo một số đại sứ quán, các tổ chức quốc tế cùng các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong nước và quốc tế về lĩnh vực lao động, việc làm. Tham dự trực tuyến còn có đại diện, chuyên gia của một số tổ chức quốc tế.
![]() |
Theo ông Nguyễn Bá Hoan- Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - khẳng định: Công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gia tăng đáng kể, nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Rumani.
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm, trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 01 triệu lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.
Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam - đánh giá cao tầm quan trọng của Hội thảo hôm nay với việc đảm bảo di cư lao động của Việt Nam trên trường quốc tế. Bà Ingrid Christensen cho biết: “Di cư lao động là vấn đề phức tạp, đặc biệt ở châu Á. Việc lao động di cư là lợi ích vô giá trong chuyển giao kỹ năng cho lao động, tuy nhiên, lao động Việt Nam, nhất là phụ nữ có nguy cơ bị tổn thương cũng như phải chịu một số hình thức vi phạm về lao động.”
“ILO kêu gọi xây dựng chương trình nghị sự về di cư công bằng, góp phần đem lại cơ hội thực sự cho lao động có việc làm thỏa đáng; kêu gọi cho hoạt động di cư trở thành sự lựa chọn bằng cách tạo ra việc làm tốt tại các quốc gia, tôn trọng quyền của con người, tuyển dụng công bằng, tạo sân chơi bình đẳng cho lao động, thúc đẩy các hiệp định song phương nhằm đảm bảo hoạt động lao động di cư cho các quốc gia thành viên; thúc đẩy đối thoại xã hội với sự tham gia của bộ Lao động, Thương binh và xã hội và tổ chức công đoàn.”- Bà Ingrid Christensen nhấn mạnh.
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận với phần tham luận của các diễn giả, tập trung vào các vấn đề: Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi kết thúc hợp đồng. Đề xuất định hướng lãnh đạo đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Giải pháp được đưa ra là chuyển đổi số gắn với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các đại biểu đã nhấn mạnh yêu cầu phát huy, khai thác, sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính của người lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài về nước và đề xuất định hướng lãnh đạo đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.
Các đại biểu cũng làm rõ hơn những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài những năm qua.
Ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, Ban tổ chức sẽ nghiên cứu, chắt lọc và tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị được đưa ra tại Hội thảo để đề xuất với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để phù hợp với tình hình mới và đạt hiệu quả cao nhất.