![]() | Ứng phó với rác thải nhựa: Cần đặt ra mục tiêu và cách tiếp cận chung |
Còn nhiều lỗ hổng trong quản lý rác thải nhựa
Nghịch lý này tồn tại khá lâu và nguyên nhân được lý giải: Do phế liệu nhựa trong nước không được phân loại ngay từ hộ gia đình nên lẫn nhiều tạp chất hữu cơ.
![]() |
Rác thải nhựa: Xả thải tràn lan nhưng tại sao doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu? (Ảnh minh họa UNDP) |
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tái chế không cạnh tranh mua phế liệu nhựa trong nước được với làng nghề, vì các hộ gia đình tái chế ngay tại nhà không tốn kém nhiều chi phí như doanh nghiệp.
Đại diện một doanh nghiệp xin được giấu tên chia sẻ: Nghịch lý này xuất phát từ việc thu gom rác thải nhựa chưa bài bản theo các đầu mối lớn, mà chủ yếu qua kênh phi chính thức, đó là các vựa đồng nát, dẫn tới lượng rác thải nhựa thu gom không nhiều, giá thành cao.
Ngoài ra, còn do chưa có cơ chế, quy định bắt buộc phải có bao nhiêu nhựa tái chế trong sản phẩm để sản xuất bao bì nên đa phần doanh nghiệp tái chế nhựa đang hoạt động dựa vào nguyên liệu nhập khẩu…
Theo ước tính, hàng năm có khoảng 3 triệu tấn rác thải nhựa được xả thải, trong đó 25% được tái chế, 75% còn lại được chôn lấp hoặc xả ra môi trường. Trong khi mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 6,6 triệu tấn hạt nhựa nguyên sinh và cả rác thải nhựa để tái chế. Việc làm này không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên rác thải nhựa trong nước mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Cũng cần nói thêm, lãnh đạo nhiều địa phương hiện vẫn chưa quan tâm đúng mức đến chuyển đổi sang nền kinh tế tuàn hoàn mặc dù đã có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn xây dựng các nhà máy chế biến rác thành năng lượng điện và phân bón.
Để giải quyết nghịch lý này, giới chuyên gia cho hay, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cần tham gia tái chế nhiều hơn. Đây cũng chính là quy định đã được áp dụng của Luật Bảo vệ môi trường mới.
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam hiện đã có doanh nghiệp chuyển từ mô hình kinh doanh tuyến tính sang mô hình kinh doanh tuần hoàn. Song, do nhiều nguyên nhân, số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn còn thấp.
Tuy nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 sửa đổi, từ năm 2024, doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu nhóm sản phẩm như bao bì, pin, ắc quy, dầu nhớt và săm lốp sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm trên khi vòng đời của chúng kết thúc.
Phát biểu tại hội thảo “Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn”, diễn ra mới đây, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Võ Tuấn Nhân – đã nhấn mạnh, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ước tính đến nay có khoảng 30 quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng các lộ trình để phát triển kinh tế tuần hoàn.
Song với quốc gia như Việt Nam, để thực hiện kinh tế tuần hoàn chứa đựng cả những cơ hội và rào cản. Trong đó, có cần phải có những nỗ lực từ các cơ quan Chính phủ, tổ chức, cá nhân ở trong nước nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng đồng bộ.
Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong ngắn hạn Việt Nam cần tập trung đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống, sớm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn để lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên, xây dựng các định hướng mục tiêu, chỉ tiêu, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành và địa phương trong cụ thể hóa chủ trương này.
Trong dài hạn, hệ thống pháp luật có liên quan cần lồng ghép tư duy của kinh tế tuần hoàn để hoàn thiện các quy định khác có liên quan như pháp luật về đầu tư công để hướng đến thúc đẩy mua sắm công xanh, pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường để hướng đến điều chỉnh hành vi của người sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường…
Đặc biệt, cần phát huy vai trò kiến tạo của Chính phủ trong điều hành, hoạch định chính sách nhằm kích thích ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, áp dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào trong quá trình thiết kế, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và quản lý chất thải để tạo ra những vòng lặp tuần hoàn, kết nối một cách hệ thống để tạo dựng một xã hội tuần hoàn...
Mặt khác, để phát triển mô hình này, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua giảm thuế phí, thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ mua sắm công các sản phẩm áp dụng kinh tế tuần hoàn, cung cấp tín dụng xanh cho kinh tế tuần hoàn.
Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Đặng Kim Chi - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho hay, việc đưa vào lộ trình từ ngày 1/1/2025 chỉ cho phép nhập phế liệu làm sản phẩm có giá trị thương mại cao và doanh nghiệp chỉ được nhập 70% phế liệu nguyên liệu, còn 30% phải tiến hành thu gom, tái chế phế liệu trong nước là hoàn toàn phù hợp. Nếu không có giải pháp trên, rất có thể nước ta sẽ trở thành nơi chứa đủ loại phế liệu của các nước khác.
Kinh tế tuần hoàn đang được xem là giải pháp hướng đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, khung chính sách cho kinh tế tuần hoàn còn nhiều hạn chế, cần được xây dựng để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025. |