TP. Hồ Chí Minh: Quyết liệt xử lý hàng lậu

13:12 | 14/04/2020 In bài biết
Dù đã đạt được những kết quả ấn tượng trong đấu tranh xử lý vi phạm, nhưng hàng giả, hàng lậu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa được đẩy lùi. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Bách - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh với phóng viên Kinh tế Việt Nam.

Ông có thể cho biết, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả gì trong năm 2019?

Kết thúc năm 2019, các Đội QLTT trên địa bàn đã kiểm tra 7.432 vụ, có 4.786 vụ vi phạm, tăng 2.362 vụ (tăng 46,58%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 1.401 vụ hàng lậu; hàng giả 1.054 vụ; hàng không rõ nguồn gốc 365 vụ; hàng cấm 332 vụ... Đã xử phạt 4.689 vụ, nộp ngân sách gần 114 tỷ đồng. Trịị giáá hààng hóóa tiêu hủủy 46,5 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chờ bán 97,5 tỷ đồng. Đã chuyển công an khởi tố hình sự 18 vụ với hàng hóa vi phạm 15,8 tỷ đồng, trong đó có 11 vụ hàng giả, 4 vụ hàng lậu và 3 vụ thuốc lá lậu. Đây là thành quả của sự tăng cường kiểm tra, đấu tranh quyết liệt của cán bộ, công nhân viên toàn Cục QLTT thành phố.

tp ho chi minh quyet liet xu ly hang lau
Ông Nguyễn Văn Bách - Quyền Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh

Thưa ông, tình trạng kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn năm vừa qua có nhiều sai phạm, việc này đã được xử lý ra sao?

Trong lĩnh vực TMĐT, việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay vô cùng khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, Cục QLTT thành phố đã phát hiện 96 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã xử phạt hơn 2,3 tỷ đồng. Khi kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân này, lực lượng QLTT còn phát hiện các hành vi vi phạm khác và xử phạt 608 triệu đồng; xử lý 265.419 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, tổng trị giá hơn 14,2 tỷ đồng.

Thưa ông, tình hình sáp nhập, giao nhiệm vụ mới, kiện toàn bộ máy tại Cục QLTT thành phố đang diễn ra như thế nào?

Cục QLTT thành phố đang thận trọng thực hiện từng bước theo đúng quy định và hướng dẫn của Tổng cục QLTT để đảm bảo ít xáo trộn, không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thực thi công vụ của công chức và các đội QLTT có liên quan. Về cơ bản, cán bộ, công nhân viên toàn Cục có tâm lý tốt và làm việc với tinh thần hết trách nhiệm được giao.

Tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả vẫn chưa được đẩy lùi, thưa ông nguyên nhân do đâu?

Thực tế hiện nay, việc xử lý triệt để các đối tượng vi phạm là việc làm rất khó khăn, vì lợi nhuận, các đối tượng kinh doanh đã bất chấp tất cả để thực hiện hành vi gian lận. Kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam của các nhãn hiệu đã nổi tiếng, nhãn hiệu mới của các DN trong và ngoài nước đã thực sự bùng nổ, đây là lý do các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mới xuất hiện ngày càng nhiều.Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác, như: Lực lượng chức năng có thẩm quyền phối hợp chưa tốt, thiếu đồng bộ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội để tham gia cuộc chiến này. Thậm chí, vì lợi ích cục bộ, một số viên chức đã làm ngơ, buông lỏng quản lý và đấu tranh; một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, sơ hở nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế; công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trường hợp chưa thực sự khách quan, nghiêm minh, còn nể nang, bao che. Mặt khác, hàng hóa sản xuất trong nước chưa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân; một bộ phận dân cư ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa khó khăn bị lợi dụng lôi kéo tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

tp ho chi minh quyet liet xu ly hang lau
Lực lượng QLTT TP. Hồ Cchí Minh kiểm tra hàng giả, hàng lậu tại Trung tâm Thương mại Saigon Square ngày 8/1/2020

Xin ông cho biết, người kinh doanh và người tiêu dùng đóng vai trò gì trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu hiện nay?

Theo tôi, các nhà sản xuất tại Việt Nam đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến này. Theo đó, họ phải sản xuất được những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá, mẫu mã, chất lượng so với các sản phẩm nhập lậu, giả, không rõ nguồn gốc cùng loại trên thị trường. Còn người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng, cần phải nhận thức rõ tác hại của việc mua-bán, sử dụng hàng gian, hàng giả. Họ cần cảnh giác, nêu cao trách nhiệm trong việc tố cáo, phản ánh vi phạm của các tổ chức, cá nhân vi phạm và của các công chức thực thi công vụ có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm để kịp thời được xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc. Là cầu nối quan trọng để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thế Vĩnh (Thực hiện)

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/tp-ho-chi-minh-quyet-liet-xu-ly-hang-lau-188447.html