Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà: Không còn là tận dụng

10:00 | 27/08/2020 In bài biết
Tại khu vực miền Nam từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà với quy mô khá lớn như một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tận dụng.

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, trong tháng 7/2020, EVNSPC đã ký biên bản lắp đặt công tơ 2 chiều với 2.246 khách hàng trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố miền Nam, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 57.280 kWp. Lũy kế đến hết tháng 7/2020, EVNSPC đã ký với 8.781 khách hàng, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 247.750 kWp, đạt 71% kế hoạch EVN giao (350 MWp).

khong con la tan dung
Nhiều DN tại các khu công nghiệp đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà

Sản lượng điện mặt trời của khách hàng phát lên lưới trong tháng 7 là 29,24 triệu kWh, lũy kế đến tính đến ngày 29/7/2020 là 155,84 triệu kWh. Tính đến hết tháng 7/2020, toàn tổng công ty đã thanh toán tiền mua điện mặt trời mái nhà cho 4.159 khách hàng là 212,74 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thanh toán 93,34 triệu kWh.

Đến cuối tháng 7/2020, trên địa bàn miền Nam có 51 nhà máy điện mặt trời đã đóng điện với tổng công suất lắp đặt là 2.559,35 MWp. Các nhà máy chủ yếu tập trong tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và An Giang, tăng 3 nhà máy so với thời điểm tháng 5/2020, tương ứng với tổng công suất 156,1 MWp.

Sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện mặt trời trong tháng 7/2020 là 317,93 triệu kWh, chiếm 4,83% so với sản lượng điện nhận toàn hệ thống. Tổng sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện mặt trời trong 7 tháng đầu năm 2020 là 1.933,50 triệu kWh, chiếm 4,35% tổng lũy kế điện nhận toàn hệ thống.

Theo ông Lý, cùng với lượng khách hàng thuộc hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà, gần đây các DN ở khu vực miền Nam đã đầu nhiều tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà dành cho văn phòng, nhà xưởng để vừa có điện dùng vừa sinh lợi từ nguồn điện dư thừa nối lưới.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài hàng nghìn hợp đồng ký kết lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất nhỏ, nhiều công trình điện mặt trời mái nhà quy mô công nghiệp cũng đã được thực hiện từ đầu năm đến nay.

Trung tuần tháng 7/2020, Tổng công ty Sonadezi và Công ty Nami Solar đã công bố hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà tại Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức. Theo thỏa thuận ký kết, từ năm 2020, Công ty Nami Solar sẽ đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà cho toàn bộ hệ thống nhà xưởng của Tổng công ty Sonadezi.

Trong ba năm tới, hai DN này sẽ đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà tại các DN thành viên và các DN khách hàng của Tổng Công ty Sonadezi. Với sự hợp tác này và hai bên kỳ vọng trong tương lai sẽ tạo ra khoảng 50 MWp điện mặt trời mái nhà.

Đại diện Công ty Nami Solar cho biết, ngoài Khu công nghiệp Châu Đức, công ty này còn hợp tác đầu tư hệ thống điện mặt trời tại cảng Đồng Nai (công suất 1 MWp), khu công nghiệp Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) và Tổng công ty Việt Thắng (TP. Hồ Chí Minh) với tổng công suất tiềm năng khoảng 10 MWp. Cuối năm nay, Nami Solar dự kiến vận hành thương mại các dự án năng lượng mặt trời mái nhà với công suất 20 MWp và đưa 100 MWp vào danh mục tiềm năng, cuối năm 2022 công suất các dự án dự kiến đạt ít nhất 150 MWp.

Theo các chuyên gia, nhiều DN lắp điện mặt trời mái nhà hiện nay hầu hết đều muốn tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng, vì theo tính toán mỗi MW điện mặt trời sẽ giúp DN tiết kiệm từ 30 - 40% chi phí điện năng so với trước. Trong khi đó, nhiều DN cho rằng nếu công ty có thêm yếu tố năng lượng xanh, bảo vệ môi trường sẽ là điểm cộng khi làm ăn với nước ngoài, đặc biệt là các DN có hàng hóa cung cấp cho thị trường Mỹ, châu Âu.

Ông Hoàng Văn Cường - Giám đốc Kinh doanh của Solar Kojako - nhà phân phối và lắp đặt các thiết bị điện mặt trời mái nhà lớn tại khu vực miền Nam - chia sẻ, thị trường thiết bị điện mặt trời hiện đang rất sôi động và tiềm năng. Lý do các chi phí sản xuất liên tục giảm, công nghệ đang được cải thiện và phạm vi ứng dụng đa dạng làm cho ngành năng lượng mặt trời ngày càng phát triển. rÔng Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, trong tháng 7/2020, EVNSPC đã ký biên bản lắp đặt công tơ 2 chiều với 2.246 khách hàng trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố miền Nam, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 57.280 kWp. Lũy kế đến hết tháng 7/2020, EVNSPC đã ký với 8.781 khách hàng, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 247.750 kWp, đạt 71% kế hoạch EVN giao (350 MWp).

Sản lượng điện mặt trời của khách hàng phát lên lưới trong tháng 7 là 29,24 triệu kWh, lũy kế đến tính đến ngày 29/7/2020 là 155,84 triệu kWh. Tính đến hết tháng 7/2020, toàn tổng công ty đã thanh toán tiền mua điện mặt trời mái nhà cho 4.159 khách hàng là 212,74 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thanh toán 93,34 triệu kWh.

Đến cuối tháng 7/2020, trên địa bàn miền Nam có 51 nhà máy điện mặt trời đã đóng điện với tổng công suất lắp đặt là 2.559,35 MWp. Các nhà máy chủ yếu tập trong tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và An Giang, tăng 3 nhà máy so với thời điểm tháng 5/2020, tương ứng với tổng công suất 156,1 MWp.

Sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện mặt trời trong tháng 7/2020 là 317,93 triệu kWh, chiếm 4,83% so với sản lượng điện nhận toàn hệ thống. Tổng sản lượng điện nhận từ các nhà máy điện mặt trời trong 7 tháng đầu năm 2020 là 1.933,50 triệu kWh, chiếm 4,35% tổng lũy kế điện nhận toàn hệ thống.

Theo ông Lý, cùng với lượng khách hàng thuộc hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà, gần đây các DN ở khu vực miền Nam đã đầu nhiều tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà dành cho văn phòng, nhà xưởng để vừa có điện dùng vừa sinh lợi từ nguồn điện dư thừa nối lưới.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài hàng nghìn hợp đồng ký kết lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất nhỏ, nhiều công trình điện mặt trời mái nhà quy mô công nghiệp cũng đã được thực hiện từ đầu năm đến nay.

Trung tuần tháng 7/2020, Tổng công ty Sonadezi và Công ty Nami Solar đã công bố hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà tại Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức. Theo thỏa thuận ký kết, từ năm 2020, Công ty Nami Solar sẽ đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà cho toàn bộ hệ thống nhà xưởng của Tổng công ty Sonadezi.

Trong ba năm tới, hai DN này sẽ đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà tại các DN thành viên và các DN khách hàng của Tổng Công ty Sonadezi. Với sự hợp tác này và hai bên kỳ vọng trong tương lai sẽ tạo ra khoảng 50 MWp điện mặt trời mái nhà.

Đại diện Công ty Nami Solar cho biết, ngoài Khu công nghiệp Châu Đức, công ty này còn hợp tác đầu tư hệ thống điện mặt trời tại cảng Đồng Nai (công suất 1 MWp), khu công nghiệp Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) và Tổng công ty Việt Thắng (TP. Hồ Chí Minh) với tổng công suất tiềm năng khoảng 10 MWp. Cuối năm nay, Nami Solar dự kiến vận hành thương mại các dự án năng lượng mặt trời mái nhà với công suất 20 MWp và đưa 100 MWp vào danh mục tiềm năng, cuối năm 2022 công suất các dự án dự kiến đạt ít nhất 150 MWp.

Theo các chuyên gia, nhiều DN lắp điện mặt trời mái nhà hiện nay hầu hết đều muốn tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng, vì theo tính toán mỗi MW điện mặt trời sẽ giúp DN tiết kiệm từ 30 - 40% chi phí điện năng so với trước. Trong khi đó, nhiều DN cho rằng nếu công ty có thêm yếu tố năng lượng xanh, bảo vệ môi trường sẽ là điểm cộng khi làm ăn với nước ngoài, đặc biệt là các DN có hàng hóa cung cấp cho thị trường Mỹ, châu Âu.

Ông Hoàng Văn Cường - Giám đốc Kinh doanh của Solar Kojako - nhà phân phối và lắp đặt các thiết bị điện mặt trời mái nhà lớn tại khu vực miền Nam - chia sẻ, thị trường thiết bị điện mặt trời hiện đang rất sôi động và tiềm năng. Lý do các chi phí sản xuất liên tục giảm, công nghệ đang được cải thiện và phạm vi ứng dụng đa dạng làm cho ngành năng lượng mặt trời ngày càng phát triển.

Chi phí sản xuất liên tục giảm, công nghệ đang được cải thiện và phạm vi ứng dụng đa dạng làm cho ngành năng lượng mặt trời ngày càng phát triển. Nhiều DN lắp điện mặt trời mái nhà hiện nay hầu hết đều muốn tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng.
Trần Thế

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/dau-tu-he-thong-dien-mat-troi-mai-nha-khong-con-la-tan-dung-186909.html