Đề án khuyến công quốc gia điểm: Cú huých nhỏ - động lực lớn

08:00 | 07/12/2020 In bài biết
Theo đánh giá của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), các đề án khuyến công quốc gia (KCQG) điểm có thể là cú huých nhỏ nhưng lại tạo ra động lực lớn; không chỉ giúp doanh nghiệp tự tin phát triển mà còn mở ra cơ hội để họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên  thị trường.

Nguồn vốn đáng quý

Công ty TNHH MTV Minh Dương (Nam Định) là một trong những doanh nghiệp được thụ hưởng nguồn vốn KCQG điểm đối với ngành chế biến nông sản từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (IPC1). Đại diện IPC1 cho biết, hàng năm đơn vị đều đồng hành với Minh Dương nhằm tạo tác động liên tục đến doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài hỗ trợ về trình diễn kỹ thuật, IPC1 trợ giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, tư vấn quản lý doanh nghiệp... và tới đây là hỗ trợ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm.

cu huych nho dong luc lon
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ Đề án KCQG điểm

Ông Nguyễn Văn Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV Minh Dương - cho biết, ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cấp trang thiết bị, máy móc, thiết kế mẫu mã, bao bì, nhờ có hoạt động khuyến công, doanh nghiệp đã có cơ hội tham gia nhiều hội chợ, triển lãm để xúc tiến thương mại. “Khi tham gia hội chợ Minh Dương chưa nghĩ chuyện phải bán được bao nhiêu sản phẩm mà chúng tôi quan tâm xem mình đã quảng bá được gì. Đó là lợi ích vô hình không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được. Dù nguồn vốn khuyến công chưa thực sự lớn nhưng có tác dụng kích thích doanh nghiệp phát triển” - ông Thủy nói và hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp được thụ hưởng nguồn vốn khuyến công.

Tiếp sức cho doanh nghiệp

Thực hiện Chương trình KCQG điểm giai đoạn 2018 - 2020, IPC1 đã triển khai 3 đề án khuyến công điểm tại 9/28 tỉnh, thành phố phía Bắc với sự tham gia của 63 cơ sở CNNT (gồm 19 doanh nghiệp cơ khí, 27 doanh nghiệp dệt may, 17 doanh nghiệp chế biến nông - lâm sản). Tổng kinh phí thực hiện gần 182 tỷ đồng, tăng 63,74% so với tổng kinh phí triển khai các đề án đơn lẻ cho 3 lĩnh vực này trong giai đoạn 2015 - 2017. IPC1 đã triển khai 4 loại hoạt động, bao gồm hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; tổ chức hội nghị, hội thảo; đào tạo nâng cao tay nghề. Kết quả, đã hỗ trợ 9 cơ sở CNNT xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; tạo việc làm mới cho 1.055 lao động, đào tạo nghề cho 80 lao động…

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Trung tâm IPC1 - nhận định, việc thực hiện các đề án điểm đã tạo ra cú huých đủ mạnh thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở dệt may, cơ khí, nông sản phía Bắc. Không chỉ giúp các cơ sở này tiếp cận máy móc, công nghệ mới và từng bước chuyển đổi số, các đề án điểm còn giúp địa phương phát huy được thế mạnh trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời gia tăng giá trị sản xuất. Đặc biệt, cái được lớn nhất theo ông Thắng là doanh nghiệp đã có sự tương tác, đồng hành với nguồn vốn khuyến công.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Trung tâm IPC1: Giai đoạn tới, các cơ sở CNNT cần chủ động phản ánh tình hình đầu tư, sản xuất cũng như các nhu cầu hỗ trợ khác với IPC1 nói chung và Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố nói riêng để hoạt động khuyến công tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hoàng Lan

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/de-an-khuyen-cong-quoc-gia-diem-cu-huych-nho-dong-luc-lon-186439.html