![]() | FDI vào khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 65,5 tỷ USD |
Sáng 12/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc, gồm có 11 tỉnh, thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội; diện tích toàn vùng hơn 21.278 km2 chiếm 6,42% diện tích cả nước, dân số khoảng 22,92 triệu người chiếm khoảng 22% dân số cả nước, với mật độ dân số gần 1,1 ngàn người/km2.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã bày tỏ quan điểm và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; chuyển giao và ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và TP. Hà Nội nói riêng.
![]() |
Phát biểu tại Hội thảo,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - Trần Tuấn Anh - cho biết hạn chế, nhiều vấn đề mới phát sinh và được đặt ra đối với phát triển vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, trong đó khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực cho phát triển, chưa tạo đột phá để nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh: “Vùng đồng bằng sông Hồng phải đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.”
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Hoàng Giang cho rằng: Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian qua chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của Vùng. Tiềm lực khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố còn yếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu; nhân lực khoa học và công nghệ trình độ chưa cao; chưa đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu về chuyển giao kỹ thuật tiến bộ; đầu tư cho khoa học và công nghệ còn hạn chế. Thị trường khoa học và công nghệ trong vùng phát triển chậm.
![]() |
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết phát biểu khai mạc |
Để chuyển hóa các thách thức thành cơ hội, một số đại biểu cho rằng cần nâng cao vai trò tham mưu của các Bộ, ngành, nhất là trong phân công vai trò, nhiệm vụ các địa phương trong từng lĩnh vực; điều tiết, phân bổ nguồn lực cho các địa phương và chia sẻ lợi ích trong liên kết các lĩnh vực đảm bảo tích hợp những nguồn lực phân tán, rời rạc, nhỏ lẻ của nhiều địa phương thành sức mạnh tổng hợp cho vùng.
Ba giải pháp đột phá được xác định là: Hình thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng; ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách liên kết vùng; tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với vùng đồng bằng Sông Hồng.
Thay mặt Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54- NQ/TW, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá cao tham luận, trao đổi, thảo luận của Lãnh đạo các bộ, ngành; lãnh đạo các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học. Để hoàn thiện Đề án tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW, Ban Chỉ đạo giao Thường trực Tổ Biên tập chắt lọc kết quả Hội thảo để lựa chọn, tổng hợp đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chủ trương, định hướng nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian tới.
Một số giải pháp thiết thực, phù hợp để phát triển từng lĩnh vực cho khu vực đồng bằng sông Hồng như: Phát triển hệ thống cơ sở vật chất văn hoá, thể thao và du lịch Vùng đồng bộ, hiện đại; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa các địa phương; hỗ trợ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập; Thực hiện đột phá phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người, trọng tâm là đào tạo nghề; phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hội nhập; phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, phổ cập và hiện đại; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, triển khai các nhiệm vụ KH&CN; phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ; Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học; đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế chính sách khuyến khích, huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục đào tạo; Phát triển các trường đại học đa ngành, các trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giáo dục |