4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sẽ tập trung 4 giải pháp trong thời gian tới.
Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế: Cần sự quyết liệt và đồng bộ Cập nhật tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Khẩn trương triển khai các chương trình phục hồi kinh tế

Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và tuyên truyền thông diễn ra vào sáng 17/6, ông Đỗ Thành Trung – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết: Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14/19 văn bản pháp luật, cơ bản hoàn thành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

"Trong đó, một số cơ chế, chính sách cơ bản đã hoàn tất việc rà soát, bước đầu giải ngân, đưa nguồn lực vào nền kinh tế, nhất là về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp" – ông Đỗ Thành Trung thông tin.

4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi kinh tế
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14/19 văn bản pháp luật, cơ bản hoàn thành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Trên cơ sở đó, đến hết tháng 5/2022, các chính sách thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tiền miễn, giảm thuế, phí đạt 22,6 nghìn tỷ đồng (đạt khoảng 35% kế hoạch). Các địa phương đã hỗ trợ tiền thuê nhà cho 2.431 người theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 4.869 tỷ đồng cho 4/5 chương trình tín dụng chính sách của Chương trình, bao gồm: Cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách nhà ở xã hội; cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

6.000 tỷ đồng tác động dự kiến từ chính sách gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP và Nghị định 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Về đầu tư công, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định: Dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; Phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công của Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Chủ trương đầu tư 3 dự án quan trọng quốc gia thuộc Chương trình là: Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Biên Hòa – Vũng Tàu.

Về danh mục nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế, chỉ trong hơn 4 tháng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 9 văn bản gửi các bộ, cơ quan và địa phương đề nghị rà soát, đề xuất danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình. Trên cơ sở đề xuất, rà soát của các bộ, cơ quan, địa phương, có 8 văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về danh mục, phương án phân bổ vốn đầu tư công thuộc Chương trình.

Ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ có văn bản thông báo chi tiết danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/6 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22/5, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; phương án bổ sung kế hoạch vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2022 cho các bộ, cơ quan và địa phương, để điều hòa linh hoạt nguồn vốn giữa Chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

“Như vậy, với yêu cầu rất khẩn trương về tiến độ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bám sát tình hình, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan và địa phương, bảo đảm tuân thủ quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, nỗ lực đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn tại Nghị quyết 43/2022/QH15 - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi kinh tế
Đến hết tháng 5/2022, các chính sách thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng

Tập trung 4 giải pháp

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, sẽ tập trung vào 4 giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm:

Thứ nhất, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao của các bộ, cơ quan và địa phương.

Thứ hai, tiếp tục rà soát danh mục và khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, trình Chính phủ, dự kiến đầu tháng 7 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phân bổ vốn cho từng nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và bổ sung kế hoạch vốn năm 2022 để thực hiện.

“Tuy nhiên, để có thể khởi công các dự án, trong điều kiện triển khai tích cực cơ chế đặc thù về chỉ định thầu và phân cấp, thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan cũng phải mất khoảng 5-6 tháng, dự kiến cuối năm 2022 mới bắt đầu thực hiện và giải ngân – ông Đỗ Thành Trung thông tin thêm.

Thư ba, đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơ chế, chính sách đã ban hành văn bản tổ chức thực hiện; theo dõi sát sao, thường xuyên cập nhật tình hình, chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Chủ động rà soát, bảo đảm các điều kiện để triển khai dự án liên quan đến mặt bằng, nhân công, mỏ vật liệu… ngay sau khi được phân bổ vốn để thực hiện.

Thứ tư, các cấp, ngành cần quyết liệt thực hiện triển khai các chính sách, nhiệm vụ thuộc Chương trình, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với trường hợp vượt thẩm quyền.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Tập đoàn Infosys (Ấn Độ) sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo

Nguyên Chủ tịch, người sáng lập Tập đoàn Infosys khẳng định sẽ sẵn sàng hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, Al...
Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Thống nhất đề xuất bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ ngành Công Thương

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong các quy định hiện hành nhưng công tác khoa học công nghệ trong ngành Công Thương vẫn ghi nhận những kết quả tích cực.
Bảo Việt phát hành báo cáo thường niên phiên bản video

Bảo Việt phát hành báo cáo thường niên phiên bản video

Trong phiên bản video, Báo cáo tích hợp của Bảo Việt thể hiện những điểm nhấn, giúp khách hàng có bức tranh tổng quát, dễ hiểu nhất về doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm cao nhất để xây dựng đất nước phồn vinh

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hứa, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh.
Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Infographic: Tiểu sử tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.
Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, căn cứ kết quả kiểm phiếu được công bố, ông Trần Thanh Mẫn đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Chính phủ, các Bộ, ngành đã giải quyết 2.117/2.122 kiến nghị của cử tri

Việc nghiên cứu, tiếp thu và giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Rà soát các điều kiện

Rà soát các điều kiện ''cần và đủ'' để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các văn bản hướng dẫn, điều kiện "cần và đủ" để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024.
Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Cuối giờ sáng 20/5, ngay sau khi kết thúc phiên khai mạc, Quốc hội bắt đầu tiến hành nội dung về công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội.
Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm 2024 với tổng số tiền dự kiến khoảng 98 nghìn tỷ đồng.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội

Đây là thông tin trong báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc hội tại phiên họp sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp này sẽ được tiến hành theo 2 đợt.
Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Trong khi trường học được giữ ổn định nguyên trạng sau sáp nhập, thì hơn 100 cán bộ dôi dư không sắp xếp được công việc sẽ động viên nghỉ hưu trước tuổi.
Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Chiều 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng yêu cầu Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cần ưu tiên cao cho các dự án hạ tầng ven biển, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Viện Nghiên cứu Cơ khí đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Tại Hội nghị “Phát huy vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”, Bộ trưởng đã chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Ông Trịnh Xuân An cho biết, tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.
Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Sáng 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi".
Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ lần thứ 4.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã cho 3 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH với 9 đại biểu. Đến nay, tổng số ĐBQH còn 487 đại biểu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động