Longform
Chủ nhật, 11/09/2022 - 16:16
Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Chủ nhật, 11/09/2022 - 16:16

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt
Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

-----

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Tháng 9 với những cơn mưa bất chợt gữa những ngày nắng nhuộm vàng từng con phố Hà Nội đang vào mùa thu. Trong nét lãng đãng, dịu ngọt của thời gian, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã dành cho phóng viên Báo Công Thương một buổi trò chuyện nhiều cảm xúc về dòng chảy văn hóa dân tộc.

Mở đầu buổi trò chuyện, PGS.TS Bùi Hoài Sơn đã khẳng định, chúng ta đều nhận thấy yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc được bắt nguồn từ các giá trị của văn hoá. Điều này thể hiện rõ năm 1954, không phải ngẫu nhiên mà trước khi về Giải phóng thủ đô, Bác Hồ đã dừng chân tại Đền Hùng và nói một câu nói truyền cảm hứng cho đến hôm nay, đó là: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói của Bác được hiểu rằng, văn hoá có vai trò rất lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Văn hoá giúp chúng ta ý thức được về tổ tiên, ý thức về cộng đồng và sức mạnh đoàn kết của dân tộc.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Ngay trong quá trình giải phóng đất nước, những câu chuyện về các chiến sỹ anh dũng, tình nguyện ra mặt trận, tiền tuyến hầu hết động lực là qua những câu thơ, bài hát.

"Thực tế đó đã chứng minh sức mạnh của văn hoá trong việc củng cố sức mạnh tinh thần, hun đúc, bồi đắp tình yêu nước, tinh thần dân tộc của các thế hệ cha anh. Đối mặt với nhiều kẻ thù, thế lực ngoại xâm hùng mạnh, nhưng chính nhờ sức mạnh tinh thần được kết tinh từ giá trị văn hoá đã giúp dân tộc chúng ta vượt qua nhiều khó khăn và giành được nhiều thắng lợi"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hiện thời, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, văn hóa tiếp tục như ngọn đuốc soi đường, cổ vũ động viên về mặt tinh thần, định hướng giá trị để tạo bản lĩnh, định hướng đúng đắn về đạo đức, tinh thần để vượt qua các khó khăn mới. Ngay trong giai đoạn dịch Covid-19, một lần nữa đã chứng minh sức ảnh hưởng của các giá trị của văn hóa. Đó là đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt việc tốt giữa cơn bão Covid-19 hoành hành, trong sự khốc liệt của đại dịch nhiều bài hát truyền cảm hứng, giúp tinh thần vững chắc hơn đã ra đời.

Hơn thế, chúng ta đã chứng kiến nhiều hình ảnh đẹp về bác sỹ, bộ đội, lực lượng tuyến đầu đã kiên cường đương đầu với hiểm nguy, hy sinh vì cộng đồng. "Cho đến nay, nhìn lại cơn bão Covid-19 vừa qua đã cho thấy, nhờ sức mạnh của các giá trị tinh thần, chúng ta đã vượt qua Covid-19 một cách bình thản và nhẹ nhàng hơn"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn chậm rãi nói.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Bước vào giai đoạn nền kinh tế thị trường, văn hóa chắc chắn sẽ thay đổi bởi văn hóa không phải là cái gì tĩnh tại, xuyên qua không gian thời gian mà luôn phải được điều chỉnh để thích nghi với bối cảnh xã hội. Vì vậy, đan xen trong tích cực là có tiêu cực do tác động của giai đoạn phát triển mới. Nhiều giá trị bị sói mòn, nhiều lối sống thay đổi.

Nhưng chúng ta cũng thấy có nhiều giá trị tích cực hình thành qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm văn hóa hướng tới nhu cầu cuộc sống nhiều hơn; đa dạng hơn so với trước đây. Các chương trình nghệ thuật hoành tránh hơn, tiến tới hội nhập quốc tế; nhiều bộ phim Việt Nam có doanh thu lớn. Những điều này cho thấy, văn hóa Việt Nam đang lập một mặt bằng chung với thế giới và đang tạo ra hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hoá đã có vị trí tích cực, thể hiện qua việc nhìn nhận vị trí, vai trò của văn hóa ngày càng tốt hơn. Năm 2021 là một cột mốc lớn của sự phát triển văn hóa, khi chúng ta tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc, đánh dấu một nhận thức sâu sắc về văn hóa, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu động lực, là hệ điều tiết phát triển kinh tế xã hội; đồng thời giúp lan tỏa các giá trị của Việt Nam ra thế giới, tạo ra các giá trị sức mạnh của Việt Nam.

Với định hướng phát triển văn hóa từ điện ảnh, thời trang, sân khấu… chúng ta đã cô đúc thành chiến lược rõ ràng cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, để gia tăng các giá trị cho các giá trị kinh tế, giá trị xã hội khác.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Rõ ràng, văn hóa phải thích nghi với bối cảnh, trong quá trình thích nghi đó có nhiều vấn đề nảy sinh. Bởi trong nền kinh tế thị trường, lợi ích, giá trị vật chất, tiền bạc luôn có sự tác động và chi phối suy nghĩ, hành động của con người.

Khi đặt vật chất lên đầu hay khi chú ý đền nhiều giá trị bản thân mà quên đi giá trị cộng đồng; và vì chú ý giá trị vật chất ắt hẳn sẽ quên giá trị tinh thần, từ đó sẽ gây ra khủng hoảng. Hiện, nhiều giá trị của cuộc sống hội nhập hào nhoáng khiến cho một bộ phận xã hội có lối sống, suy nghĩ trở không phù hợp.

Đặc biệt hơn, chúng ta đang thấy, đó là sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông, mạng xã hội ngoài mặt tiêu tích cực cũng đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời thực.

Từ thực tiễn đó, chúng ta kỳ vọng các giá trị văn hóa vẹn nguyên như trước là không thể mà đó phải là sự thích nghi để tận dụng các cơ hội, điều tốt đẹp. Đây là cách tốt nhất để chúng ta nâng tầm văn hóa, tiến bước vào quá trình hội nhập quốc tế.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Mới đây, câu chuyện hai nghệ sỹ Việt Nam bị điều tra tại Tây Ban Nha cho thấy sự báo động về ứng xử văn hoá của mỗi công dân trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Theo thống kê, từ năm 2018 đã có 25 nghìn trường hợp công dân Việt Nam bị trục xuất về nước do có những ứng xử không phù hợp với tiêu chuẩn văn minh ứng xử; không chuẩn bị hành trang đầy đủ khi đi du lịch, làm việc ở nước ngoài, ở các quốc gia khác.

Vốn dĩ, người Việt Nam thường hay bê nguyên văn hóa ứng xử trong nước thực hành tại nước ngoài trong khi mỗi quốc gia đều có văn hóa riêng. Chúng ta biết rằng, pháp luật là đạo đức tối thiếu, đạo đức là pháp luật tối đa. Vì thế khi không điều tiết được đạo đức thì chúng ta gặp vấn đề ngay lập tức.

Từ câu chuyện hai nghệ sỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ứng xử văn hoá và cần sửa đổi văn hóa ứng xử chung để nâng tầm văn hóa của người Việt, để chúng ta có môi trường văn hóa tốt lành, tạo điều kiện phát triển đạo đức, nhân cách.

Lấy ví dụ rất đơn giản trong đời sống như những câu chào hỏi, câu cảm ơn, xin lỗi là nguyên tắc tối thiểu trong văn hóa ứng xử. Nhưng tôi thấy gần như thiếu vắng trong xã hội của chúng ta hiện nay. Do vậy, chúng ta cần nhận thức ngay từ việc chỉnh sửa từ ứng xử rất nhỏ này để tránh xảy ra câu chuyện đáng buồn tương tự như vụ việc liên quan đến hai nghệ sỹ, bởi nó không chỉ làm xấu hình ảnh cá nhân cụ thể mà làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với thế giới.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Đất nước chúng ta có một kho tàng văn hóa đa dạng và phong phú, với 54 dân tộc anh em có nền văn hoá vùng miền, địa phương hấp dẫn. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để khai thác phát triển kinh tế, điển hình là phát triển dịch vụ, du lịch.

Thời gian qua, nhiều du khách đến với Việt Nam là để trải nghiệm văn hóa; và Việt Nam liên tục được vinh danh là điểm đến du lịch văn hoá hàng đầu khu vực châu Á như điểm đến ẩm thực, di sản… Điều đó chứng minh văn hóa có thể là những sản phẩm độc đáo, thu hút du khách, giúp cho chúng ta phát triển du lịch một cách mạnh mẽ, cạnh tranh. Nhờ đó, ngành công nghiệp không khói đã có sự đóng góp quan trọng cho kinh tế đất nước.

Tuy nhiên hiện chúng ta chưa thực sự khai thác các cái giá trị văn hoá, di sản hiệu quả, bền vững. Thực tế cho thấy, các địa điểm du lịch đang quá tải, dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt của rất nhiều du khách. Và dù chúng ta có tài nguyên, chất liệu để phát triển du lịch văn hoá, nhưng để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh thì đã có dấu hiệu đơn điệu, chạm ngưỡng, chạm trần cho phát triển du lịch. Thậm chí, trong một giai đoạn chúng ta khai thác các giá trị văn hoá không phù hợp, khiến các giá trị văn hóa bị bị méo mó, mai một hay là được hiểu theo nghĩa khác nhau, không giúp ích cho bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhưng đến nay chúng ta mới thu hút được lượng khách quốc tế đến với Việt Nam rất khiêm tốn. Tất nhiên là có nhiều khách quan từ dịch bệnh, một số thị trường chính vẫn chưa thể khai thác như Trung Quốc. Nhưng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia họ đã thu hút được nhiều khách du lịch hơn chúng ta.

Những bất cập, yếu kém trong thu hút du khách cần phải được nhận diện sớm, bởi nếu không biết cách khai thác những giá trị văn hóa một cách đúng đắn, một cách hấp dẫn thì sẽ có nguy cơ mất đi các thị trường khách du lịch tiềm năng.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Có nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong đó là vì chúng ta chưa có một nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong việc phát triển du lịch. Thời gian qua, chúng ta chỉ mới tập trung khai thác văn hóa ở khía cạnh bề nổi; chưa có một sự kết nối du lịch giữa các vùng miền, các khu vực với nhau...

Yếu tố cộng thêm chính là bất cập về cơ chế chính sách đã kìm hãm sự phát triển của du lịch, dù chúng ta đặt mục tiêu đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể lấy ví dụ, chúng ta “khát” khách du lịch quốc tế, nhưng đến nay chính sách visa chỉ giới hạn 15 ngày trong khi nhiều quốc gia trong khu vực đã rộng rãi hơn; việc miễn thị thực cũng rất khiêm tốn…

Những hạn chế, bấp cập về chính sách vì thế cần tháo gỡ kịp thời. Mặt khác, chúng ta cần có những cơ chế thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, qua đó để lan tỏa các giá trị văn hoá. Bởi, du lịch phát triển đồng nghĩa sẽ tác động mạnh mẽ sang các lĩnh vực khác, từ đó các giá trị văn hóa sẽ phát huy một cách đúng nghĩa trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Vốn dĩ, hoạt động xúc tiến thương mại đã không chỉ là câu chuyện kinh tế đơn thuần trong bối cảnh hiện nay mà đây thực sự còn là chuyện về lan toả giá trị văn hóa dân tộc với thế giới, tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Mới đây, không gian triển lãm văn hoá của Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại sự kiện văn hóa thế giới ở Dubai. Từ sự kiện văn hóa đó, nhiều vị khách nước ngoài đã quan tâm đến nón lá, cồng chiêng, cà phê Việt... Đây có thể nói một quá trình tất yếu của nhận thức, từ tinh thần chuyển sang vật chất, từ giá trị văn hóa sang giá trị về kinh tế, giá trị về hàng hóa. Đồng nghĩa thể hiện rõ nét vai trò, sức mạnh mềm của văn hóa trong hoạt động kinh tế.

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Vì vậy, theo tôi, trong bối cảnh hội nhập, ngoài chất lượng, hàng hoá phải chứa đựng các giá giá trị văn hóa dân tộc thì mới chinh phục người dùng, chinh phục được thị trường quốc tế. Bởi, một sản phẩm hàng hóa nếu không có nguồn gốc hay đặc trưng văn hóa nào thì không thể tạo ra giá trị thặng dư ý nghĩa nào.

Trân trọng cảm ơn ông về các chia sẻ!

Văn hóa dân tộc - Sức mạnh, niềm tự hào của mỗi người dân Việt

Thực hiện: Hoa Quỳnh - Trang Anh

Trang Anh