Triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Cần chấm dứt tình trạng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài quy định
Hà Nội phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm VitaDairy Việt Nam xuất sắc lọt Top đầu công ty uy tín ngành thực phẩm đồ uống năm 2021 Ngành thực phẩm Việt Nam thu hút nhà đầu tư Nhật Bản |
Sáng nay 22/3, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo 5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc đánh giá thực hiện Nghị định, Hội thảo cũng chỉ ra những vướng mắc trong việc triển khai và đề xuất các giải pháp...
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương đã kiến nghị từng bước tháo bỏ những bất cập trong quản lý về an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, ngày 2/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) thay thế Nghị định số 38.
Nghị định số 15 được đánh giá là cải cách thể chế đột phá, thể hiện thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý nhà nước, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tính đến nay, Nghị định 15 đã triển khai và đi vào cuộc sống được 5 năm.
Vì vậy, việc đánh giá tác động có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực thi chính sách về quản lý an toàn thực phẩm cũng như chính sách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành khác.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong 5 năm triển khai Nghị định 15 cho thấy ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng cao, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.
![]() |
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BTC |
Dù vậy, Nghị định vẫn còn đó một số khó khăn, bất cập trong việc thực hiện. Có thể kể đến việc cơ quan hải quan phản ánh thiếu tiêu chí xác định lượng mẫu như thế nào là phù hợp đối với trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Đáng chú ý, tại một số cơ quan địa phương vẫn có hiện tượng cán bộ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung giấy tờ nhiều lần; thậm chí có những yêu cầu nằm ngoài quy định.
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có sự thay đổi khác (thay đổi về cơ sở sản xuất, không phải thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo), nhưng cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố mới thay vì thông báo bằng văn bản.
Ngoài ra, Nghị định 15 đã có quy định đăng ký phụ gia mới hay có công dụng mới (nguyên liệu), nhưng lại chưa có quy định đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới...
Vì vậy, phía Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng có một số đề xuất, kiến nghị trong khuôn khổ Hội thảo.
Theo đó, cần duy trì và phát huy những cải cách của Nghị định số 15; nghiên cứu áp dụng nhân rộng cách tiếp cận quản lý này sang các lĩnh vực quản lý nhà nước khác.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước phải chú trọng hoạt động hậu kiểm. Đồng thời, giám sát và nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong hoạt động thực thi; đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên tinh thần hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ ngoài quy định hoặc đưa ra yêu cầu chung chung, thiếu rõ ràng.
Ngoài ra, đẩy mạnh áp dụng thủ tục hành chính điện tử; xây dựng các quy định thực hành sản xuất tốt cho thực phẩm.
Đảm bảo việc ban hành văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm phải có báo cáo đánh giá tác động cụ thể, dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn; đồng thời thực hiện tham vấn công khai, minh bạch.
Đặc biệt, đảm bảo tính ổn định của chính sách; không đề xuất hay ban hành mới các quy định tạo thêm gánh nặng chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ pháp luật không cần thiết cho doanh nghiệp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể của Nghị định 15.
Tin mới cập nhật

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024
Tin khác

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?

Thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm không đạt chuẩn liên quan Công ty Kỳ Phong
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới
