Thủ tướng: Người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi 3,5 tỷ USD năm 2022 - tăng 23% so với năm trước, song Thủ tướng nhìn nhận hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ thích ứng linh hoạt, phát huy “điểm sáng” để bứt phá trong năm 2022 19 tập đoàn, tổng công ty đạt doanh thu gần 900 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng Năm 2022- nhiều tập đoàn, tổng cổng ty Nhà nước hoàn thành vượt kế hoạch ở mức cao

Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước trực thuộc Ủy ban. Thủ tướng nêu rõ, hội nghị được tổ chức nhằm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty.

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi hơn 3,5 tỷ USD năm 2022

Báo cáo trước Thủ tướng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng cho biết 19 tập đoàn, tổng công ty cho biết, sau gần 5 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã thực hiện cơ bản đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty. Mô hình quản lý này mang lại một số thay đổi tích cực.

Thủ tướng: Người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhờ đó, 19 tập đoàn, tổng công ty tăng trưởng tốt, có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, qua đó cho thấy việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước là phù hợp. Cụ thể, tính đến 31/12/2022, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty là 1 triệu 173 ngàn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất là 2 triệu 445 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, 19 tập đoàn, tổng công ty đã đóng vai trò nòng cốt trong các lĩnh vực quan trọng, cụ thể; đảm bảo khoảng 87% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất, 49% vận tải hành khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng trên cả nước, 16% hàng hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt.

Về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đạt được hàng năm đều tăng trưởng. Năm 2022, tổng doanh thu đạt 1 triệu 598 ngàn tỷ đồng (năm 2021 đạt 1 triệu 319 ngàn tỷ đồng), tổng lợi nhuận trước thuế đạt 83 ngàn 167 tỷ đồng (năm 2021 đạt 67 ngàn 478 tỷ đồng), tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 191 ngàn 781 tỷ đồng (năm 2021 đạt 177 ngàn 211 tỷ đồng).

Một số tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, kết hợp sản xuất, kinh doanh với góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia; điển hình như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam..

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, UBQLVNN Phó chủ tịch Ủy ban cũng đánh giá, tại 19 tập đoàn, tổng công ty còn những hạn chế, vẫn chưa thể hiện tốt vị thế, vai trò của mình, chưa phát huy được lợi thế về nắm giữ nguồn lực trong thực hiện sứ mệnh của mình.

Các ý kiến góp ý thẳng thắn

Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra các ý kiến góp ý thẳng thắn về các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, thảo luận làm rõ thêm, bổ sung về các vấn đề trọng tâm, các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, tình hình đầu tư của các doanh nghiệp này cũng đạt được kết quả bước đầu. Trong giai đoạn 2018-2022, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban phê duyệt, triển khai thực hiện, hoàn thành đầu tư. Cơ bản hoàn thành xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển, nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết quả sản xuất-kinh doanh liên tục, ổn định.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Mặt khác, chỉ rõ những bất cập bên cạnh những kết quả bước đầu trong hoạt động của Uỷ ban và các tập đoàn, tổng công ty, Bộ trưởng Bộ Nguyễn Chí Dũng phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Thứ nhất, việc triển khai hoạt động đầu tư còn chậm do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đẩy mạnh phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Quá trình thực hiện dự án đầu tư phải tham chiếu quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cho quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài.

Thứ hai, người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp còn chưa chủ động chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ, tham gia vào các dự án đầu tư lớn, phát triển các ngành nghề, sản phẩm mới, phù hợp với xu thế phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, hoạt động của Ủy ban vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. Ủy ban hiện đang tập trung vào việc xử lý các kiến nghị sự vụ, công việc thường xuyên về tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chưa có chiến lược tổng thể đầu tư phát triển của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, chưa thực sự đẩy mạnh công tác đổi mới quản trị và xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá sự phù hợp với từng doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư gợi mở giải pháp, Ủy ban cần tăng cường chức năng phản biện cho các bộ, ngành trong việc xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển ngành trung và dài hạn. Hầu hết vẫn đang triển khai các nhiệm vụ được bàn giao từ các cơ quan đại diện chủ sở hữu trước đây. Cách thức tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu cần thay đổi rõ nét hơn nữa",.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, với mong muốn tìm ra một cách làm đột phá, vừa tập trung được nguồn lực nội tại, vừa huy động được sự tham gia của nhiều bên vào thực hiện những nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu đã đề ra, VNPT đã nghiên cứu tham khảo một số mô hình, hướng đi triển khai xây dựng Chính phủ số của các nước trên thế giới, đánh giá thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số tại Việt Nam và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép định hướng kế hoạch doanh nghiệp Nhà nước mạnh về công nghệ dẫn dắt thực sự các chương trình chuyển đổi số quốc gia. Và đề xuất tham gia trong lĩnh vực công nghệ, cụ thể là trong triển khai các giải pháp chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số để giải quyết bài toán chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương. Trong đó, vận dụng Luật đấu thầu áp dụng một số tình huống đặc biệt cho các giải pháp này để giao (chỉ định) cho doanh nghiệp Nhà nước thực hiện đối với cả 2 trường hợp Nhà nước đầu tư hay là doanh nghiệp đầu tư, Nhà nước thuê dịch vụ.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho Ủy ban vốn và các tập đoàn kinh tế

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc cần tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém thời gian qua và đổi mới hoạt động của Ủy ban, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó để phát triển hơn nữa trong điều kiện khó khăn.

Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp thu ý kiến các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp tại Hội nghị này để đổi mới một cách thực chất, hiệu quả hoạt động của Ủy ban, phải thúc đẩy các doanh nghiệp trực thuộc phát triển tốt hơn nữa, thực hiện tốt trọng trách là nòng cốt, dẫn dắt tạo sự lan tỏa trong phát triển đất nước.

Cùng với đó căn cứ kế hoạch được phê duyệt, chủ động khắc phục các tồn tại, yếu kém; Quán triệt đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty.

Phát huy cao nhất vai trò của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thúc đầy hoạt động đầu tư của tập đoàn, tổng công ty trực thuộc. Tăng cường phối hợp với các cơ quan để sớm có ý kiến có chất lượng đối với đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm Đề án sớm được phê duyệt, không làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu, phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực được phân công, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng được tốt hơn nhiệm vụ được giao; Nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nhà nước triển khai nghiên cứu đầu tư một số dự án quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng: Người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Với vai trò của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn chuyên trách, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý đối với những dự án không hiệu quả, thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, góp phần vào phát triển KT-XH của đất nước. Chỉ đạo triển khai đề án cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có hiệu quả sau khi được phê duyệt.

Đặc biệt, để phát huy nguồn lực to lớn của 19 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị nâng cao nhận thức về trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu DNNN về đẩy mạnh đầu tư; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển gắn với phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của tập đoàn, tổng công ty. Lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty cần đoàn kết, chỉ đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng nhấn mạnh, người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty sớm nghiên cứu đề xuất giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp đi đầu của đất nước. Khuyến khích người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Tiếp tục cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, thực chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tương xứng với nguồn lực nắm giữ.

Đối với các bộ, cơ quan, địa phương Thủ tướng yêu cầu, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư, cơ cấu lại, thoái vốn, sắp xếp lại nhà, đất... của doanh nghiệp;

Thực hiện vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện quyền, chức năng nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trong đó có Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu đề xuất tăng cường hiệu lực, hiệu quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế, chính sách đã được Chính phủ quyết nghị tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động