Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến nghị, doanh nghiệp Việt nên thận trọng, tuân thủ chính sách và tăng cường xúc tiến thương mại trực tiếp với nước bạn.
Cầu nối đưa hàng Việt vào Myanmar Xuất khẩu sang thị trường Myanmar: Doanh nghiệp cẩn trọng với các quy định tài chính Xuất khẩu sang thị trường Myanmar: Đảo chiều giữa các nhóm hàng hoá

Những con số đáng chú ý

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hiện là điểm sáng giữa Việt Nam và Myanmar. Theo Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 364 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, xuất khẩu đạt 177 triệu USD, giảm 37% và nhập khẩu đạt 186 triệu USD, tăng 21%. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: nguyên phụ liệu dệt may, da giày, hàng dệt may, phân bón các loại, sản phẩm chất dẻo, sắt thép các loại…

Để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Myanmar
Nguyên phụ liệu dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Myanmar. Ảnh Bộ Công Thương

Thời gian vừa qua, cũng giống như nhiều đối tác thương mại khác của Myanmar, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Myanmar chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhiều yếu tố như các chính sách thương mại hạn chế nhập khẩu của Myanmar; việc thanh toán, chuyển tiền từ Myanmar cho đối tác nước ngoài cho hợp đồng thương mại (đường biển bằng USD) đòi hỏi không chỉ giấy phép nhập khẩu mà còn phải được Uỷ ban Kiểm soát ngoại hối Myanmar; thị trường Myanmar có những dấu hiệu cho thấy tổng cầu không có sự tăng trưởng…

Về đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 30 dự án với tổng vốn gần 2,2 tỷ USD tại Myanmar, trong đó tiêu biểu là dự án mạng viễn thông Mytel của Viettel Global. Kể từ khi chính biến đến nay, Việt Nam không có thêm dự án đầu tư mới tại Myanmar.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, rủi ro thách thức đối với việc đầu tư vào Myanmar là hiện hiện hữu. Việc bỏ vốn đầu tư trong môi trường rủi ro, tỷ giá quy đổi bất lợi và khả năng không thể chuyển được vốn, lợi nhuận về nước khiến nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng không dám thực hiện vào thời điểm này. Bên cạnh đó, các vùng dự án có thể nằm trong khu vực xảy ra xung đột, ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động. Nhiều doanh nghiệp hiện gặp khó khăn trong việc nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư và sản xuất.

Khuyến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại hai nước

Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar hiện đang gặp nhiều khó khăn do chính quyền quân sự Myanmar duy trì các biện pháp kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ. Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa vào Myanmar hiện rất khó khăn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhập khẩu bằng đường biển. Các quy định mới yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép trước khi hàng đến cảng và áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm.

Ngoài ra, việc chuyển tiền ra nước ngoài phải có sự cho phép của Ủy ban Giám sát ngoại hối; Myanmar đã cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ, NDT, Bạt Thái, Rupee với Trung Quốc, Thái Lan (biên mậu) và Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho hay.

Những biện pháp kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar và đầu tư vào nước này. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thời gian xin giấy phép kéo dài, chi phí tăng cao và rủi ro chuyển đổi ngoại tệ.

Cùng với đó, chính quyền Myanmar đã có một số nỗ lực nới lỏng kiểm soát ngoại hối, chẳng hạn như cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ với các quốc gia láng giềng và cho phép các ngân hàng tư nhân giao dịch ngoại hối tự do. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết hoàn toàn các khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Từ thực tiễn trên, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi hoạt động tại Myanmar và cân nhắc các rủi ro liên quan đến kiểm soát ngoại tệ. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định hiện hành, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia pháp lý và tài chính, đồng thời đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.

Để thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Myanmar, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khảo sát thị trường, kết nối với đối tác tại Myanmar. Thương vụ cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp tại địa bàn và tạo điều kiện cho các đoàn, doanh nghiệp Myanmar giao thương trực tiếp với đối tác Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Myanmar: “Các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ các chủ trương, chính sách hiện hành đối với tình hình Myanmar. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ đối tác trước khi giao dịch do Hoa Kỳ và EU vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp và cá nhân tại Myanmar. Đặc biệt, cần thận trọng trong giao dịch với các doanh nghiệp Myanmar gặp khó khăn về kiểm soát ngoại tệ, đồng thời áp dụng các phương thức thanh toán an toàn”.

Thông tin thêm, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho biết, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cùng đối tác Myanmar sẽ tổ chức Hội chợ Thương mại Việt Nam – Myanmar 2024 (Myanmar – Vietnam Trade Fair 2024) vào ngày 26-28 tháng 11 năm 2024 tại Yangon Convention Centre.

Hội chợ sẽ có quy mô trên 100 gian hàng với sự tham gia của các doanh nghiệp từ cả hai nước. Các hoạt động đối thoại, giao thương doanh nghiệp sẽ được tổ chức trong thời gian diễn ra hội chợ. Ngoài ra, Thương vụ cũng sẽ tổ chức đoàn các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm nhà cung cấp và phối hợp với các đối tác, hiệp hội, doanh nghiệp Myanmar để tổ chức kết nối, giao thương.

Phương Cúc

Tin mới cập nhật

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi Trẻ em Việt Nam (IBTE) sẽ được tổ chức tại Trung tâm SECC, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 18-20/12/2024.
Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).
Vietnam Medipharm Expo 2024: Khám phá xu hướng chăm sóc sức khỏe toàn cầu

Vietnam Medipharm Expo 2024: Khám phá xu hướng chăm sóc sức khỏe toàn cầu

Triển lãm Y dược Hà Nội 2024 (Vietnam Medipharm Expo 2024) sẽ diễn ra từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Lào Cai: Mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại

Lào Cai: Mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại

Tỉnh Lào Cai hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ gắn với các khu kinh tế cửa khẩu
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024

Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 là cơ hội để tỉnh giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu địa phương.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.
Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” giới thiệu tiềm năng, đề xuất ngành hàng trong Khu thương mại tự do.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy, đặc biệt là gỗ nội thất.

Tin khác

Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Các bộ, cơ quan và địa phương biên giới Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới hai nước.
Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Tối nay, 27/9, TP. Hà Nội đã khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản”.
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống...
Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Việt Nam và Tây Ban Nha đang có một mối quan hệ vững chắc, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức đã biên soạn cuốn “Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức".
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Việt Nam và Nga là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cao, trong đó, thương mại nổi lên như một điểm sáng trong mối quan hệ song phương.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Năm 2024 sẽ là năm có nhiều triển vọng và dư địa cho hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.
Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc cùng thanh long và xoài, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường này.
Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển

Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển

Chương trình “Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững 2024” với chủ đề "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển" diễn ra vào ngày 27/7.
Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Vấn nạn hàng giả nói chung và thực phẩm giả nói riêng trên sàn thương mại điện tử tuy đã được tăng cường kiểm tra, giám sát song vẫn diễn biến phức tạp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Dự án phát triển bất động sản khu phố mới Phước An (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) thực hiện 8 năm vẫn chưa xong khiến người dân vùng dự án khốn khổ.
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp vướng ở khâu giải phóng mặt bằng

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp vướng ở khâu giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết hiện tại dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp một số khó khăn, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
Giá tăng cao kỷ lục, xuất khẩu hồ tiêu vẫn đối mặt nhiều thách thức

Giá tăng cao kỷ lục, xuất khẩu hồ tiêu vẫn đối mặt nhiều thách thức

Xuất khẩu hồ tiêu đã đạt nhiều kết quả vượt bậc, tuy nhiên, ngành hàng này vẫn đối mặt nhiều thách thức trong vụ mùa mới.
Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Nhờ môi trường đầu tư tốt, nhiều dự án sản xuất lớn đã được khởi công và đi vào hoạt động... đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định.
Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Giá cà phê lao dốc không phanh: 'Cú sốc' chưa từng có

Áp lực bởi nhiều yếu tố, giá cà phê thế giới và trong nước đã trải qua một phiên giao dịch biến động mạnh với mức giảm sâu kỷ lục.
Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD.
Quảng Bình: Nhiều dự án bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Quảng Bình: Nhiều dự án bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Nhiều dự án ở Quảng Bình đang bị chậm tiến độ do thời tiết và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến thi công và công tác tái định cư.
Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Bằng sự nỗ lực không ngừng và giải pháp kịp thời, Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vị thế một trong những tỉnh phát triển năng động của cả nước.
Chứng khoán tuần 2-6/12: VN-Index nối dài nhịp phục hồi

Chứng khoán tuần 2-6/12: VN-Index nối dài nhịp phục hồi

Chứng khoán kết thúc phiên giao dịch ngày 6/12 trong sắc xanh, VN-Index tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhận định chứng khoán 5/12: Phân hoá mạnh giữa các nhóm cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 5/12: Phân hoá mạnh giữa các nhóm cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán nhận định, thị trường đang quay trở lại trạng thái tích lũy theo đó dòng tiền sẽ phân hóa cao giữa các nhóm cổ phiếu.
Phiên bản di động