Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử Ngày này năm xưa 22/3: Ban hành tiêu chuẩn ngành cơ khí

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 23/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 23/3/1922, tàu "Anbexaro" thuộc loại tàu đi biển dài 85m, rộng 12m, trọng tải 3.100 tấn đã được xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) đóng xong và hạ thuỷ cho chạy thử. Đây là chiếc tàu thuỷ lớn nhất và trang bị khá hiện đại đầu tiên ở Đông Dương.

Ngày 23/3/1931, hơn 400 công nhân hãng Xôcôny ở nhà Bè (Sài Gòn) bãi công đòi tǎng lương, giảm giờ làm và chống đánh đập. Cuộc đấu tranh do Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn chỉ đạo trong đó có các đồng chí Võ Vǎn Tần, Lê Vǎn Lương. Chính quyền thực dân đã điều binh lính đến đàn áp và vấp phải sự chống trả quyết liệt của công nhân. Cuộc đấu tranh này làm chấn động dư luận Sài Gòn và cả dư luận Pháp. Quốc tế Công hội đỏ đã cử một phái đoàn sang Đông Dương điều tra và đứng ra bào chữa cho các chiến sĩ công nhân bị toà án truy tố.

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia
Năm 2023 là một năm có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Italia khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 23/3/1973, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cộng hoà Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Năm 2023 là một năm có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Italia khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây cũng là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Italia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), chỉ sau Đức, Hà Lan; trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong ASEAN. Năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Italia đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang tạo những lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU và Italia. Về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Italia đứng thứ 36 trên tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 135 dự án, chủ yếu trong các lĩnh vực như da giày, xây dựng, thiết bị vệ sinh, chế biến thép...

Ngày 23/3/1975, ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.

Ngày 23/3/2010: Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam tại buôn Bon Kon, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông). Bia ghi danh những chiến sĩ B90 từ ngoài Bắc vào gặp những chiếc sĩ C200 thuộc miền Đông Nam bộ vào lúc 16 giờ ngày 30/10/1960, đánh dấu sự thông suốt hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tuyền tuyến lớn miền Nam. Sau khi thông tuyến đã góp phần đưa hàng vạn thanh niên từ miền Nam ra miền Bắc học tập và trở về chiến đấu giải phóng quê hương, đồng thời đưa hàng vạn thanh niên miền Bắc vào cùng quân và dân miền Nam kháng chiến cứu nước.

Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam.
Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam

Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 59/2005/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển.

Ngày 23/3/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2009/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Ngày 23/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.

Ngày 23/3/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2016/TT-BTC về việc quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

Sự kiện quốc tế

Ngày 23/3/1857: Thang máy đầu tiên được đưa vào sử dụng.

Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều vua Louis XV ở Versailles, Pháp năm 1743. Tuy nhiên, chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng là chiếc thang máy do Elisha Otis (1811-1861) phát minh. Chiếc thang máy này được lắp tại nhà hàng 488 Broadway, thành phố New York (Mỹ) và sử dụng các hệ thống thủy lực điều khiển ròng rọc để kéo hoặc thả thang máy lên xuống.

Những năm đầu thập niên 1870, có tới 2.000 thang máy Otis được đưa vào sử dụng. Sang thế kỷ XX, đã có nhiều loại thang máy của nhiều hãng khác nhau ra đời, hoạt động êm và dừng tầng chính xác hơn. Đầu những năm 1990, thế giới đã chế tạo được những thang máy có tính năng kỹ thuật đặc biệt. Các sản phẩm phục vụ ngành thang máy cũng bắt đầu được cải tiến, thanh cuốn, băng chuyền lần lượt xuất hiện. Và thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng.

Ngày 23/3/1950: Ngày Khí tượng thế giới

Tiền thân là Tổ chức Khí tượng quốc tế (International Meteorological Organization - IMO) được thành lập năm 1873, Hội nghị Khí tượng quốc tế lần thứ 12 họp tại Thủ đô Washington - Hoa Kỳ vào tháng 10/1947 quyết định đổi tên Tổ chức Khí tượng quốc tế thành Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO). Ngày 23/3/1950, quy chế chính thức của WMO mới có hiệu lực và cũng từ đó WMO lấy ngày 23/3 hàng năm làm Ngày Khí tượng thế giới.

Ngày 23/3/2001: Trạm vũ trụ Hòa bình chấm dứt sứ mệnh lịch sử.

Trạm vũ trụ Hòa Bình (hay Trạm vũ trụ Mir) là một trong những biểu tượng của thành tựu nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô. Đây là trạm nghiên cứu đầu tiên theo kiểu modular được phóng lên vũ trụ, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người.

Trong suốt 15 năm hoạt động, vượt thời gian tính toán của các kỹ sư thiết kế hơn 10 năm, đã có 23.000 thí nghiệm khoa học, 24 chương trình quốc tế về nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được tiến hành trên Trạm, trong đó hàng nghìn công trình nghiên cứu, phát minh đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.

Sau khi chấm dứt hoạt động, Trạm vũ trụ Hòa bình đã được điều khiển để rơi xuống vùng biển Nam Thái Bình Dương.

Hình ảnh Trạm vũ trụ Hòa Bình nhìn từ tàu không gian Endeavour trong chuyến bay STS-89 (ngày 9-2-1998). Nguồn: NASA
Hình ảnh Trạm vũ trụ Hòa Bình nhìn từ tàu không gian Endeavour trong chuyến bay STS-89 (ngày 9/2/1998). Nguồn: NASA

Ngày 23/3/2013: Tại trung tâm thành phố Choisy-Le-Roi, diễn ra lễ khánh thành quảng trường mang tên “Hiệp định Paris” và cột “Biểu tượng vì Hòa bình”, do nữ họa sỹ Pháp Đôminicơ Mítxơcôn thiết kế, mang ngôn ngữ điêu khắc hiện đại. Dưới chân cột Biểu tượng là bia đá mang dòng chữ: “Từ 1968 đến 1973, Choisy-Le-Roi đã đón đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973. Choisy-Le-Roi vinh dự được đóng góp cho hòa bình”.

Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 23/3/1945, tại Côn Minh, Trung Quốc, Bác Hồ lại tiếp xúc với S.Phennơ (Ch.Fenn), sĩ quan tình báo trong đơn vị AGAS (Cơ quan hỗ trợ mặt đất) của không quân Mỹ. Cùng đi còn có Frank Tam, một sĩ quan tình báo gốc Hoa từng hoạt động ở Việt Nam, người được phân công sẽ giữ vai trò liên lạc bằng vô tuyến điện để giữ liên hệ với đại bản doanh cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ đặt tại Côn Minh (Trung Quốc).

Bác Hồ trả lời phóng viên báo quốc tế. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phóng viên báo quốc tế. Ảnh tư liệu

Ngày 23/3/1949, Báo Cứu Quốc đăng nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Oantơ Braigơ (Walter Briggs). Trả lời câu hỏi điều kiện nào thì Việt Nam chấp nhận sự can thiệp của Liên hợp quốc, Bác trả lời: “Độc lập và thống nhất thật sự của Việt Nam”; hỏi “Cụ có phải là một người cộng sản nữa không?”, trả lời: “Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi”; hỏi: “Việt Nam công khai tuyên bố rằng trong 24 vị trong Chính phủ, 4 vị là cộng sản. Thế thì 4 vị ấy có ảnh hưởng đặc biệt, hay là cũng như các vị khác”, trả lời: “Tất cả các Bộ trưởng Chính phủ Việt Nam đều cộng đồng phụ trách và ảnh hưởng quân bình”; hỏi: “Một khi độc lập đã thành công, về mặt quốc tế, Cụ sẽ đưa Việt Nam đứng với Nga và các nước đồng minh của Nga hay là với dân chủ phương Tây…?”, trả lời: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”.

Ngày 23/3/1956, Bác Hồ nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc.

Tại đại hội, Bác nhấn mạnh, kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phải gắn liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau…

Với Bác Hồ, nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Đó là không chỉ là trách nhiệm nặng nề, mà là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục nước ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Hơn 60 năm trôi qua, những lời dạy của Người vẫn là bài học bổ ích cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Ngày 23/3/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Bộ Chính trị bàn việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong ý kiến phát biểu, Người nhấn mạnh: “Làm kế hoạch phải can đảm nhưng phải cẩn thận, chỉ đạo phải tập trung vào trọng điểm. Cần nói rõ thắng lợi và cả khó khăn để quyết tâm tự lực cánh sinh; dĩ nhiên không quên sự giúp đỡ của bạn. Cần phải chú ý hơn công tác giáo dục tư tưởng và phải nhấn mạnh vấn đề sản xuất. Nông nghiệp ta còn nhiều khó khăn, cố gắng mà chủ động. Ta có người, có đất thì có của. Dân ta rất tốt. Đảng nói gì, họ nghe nấy. Vấn đề đòi hỏi ở ta là phải tổ chức cho tốt, quản lý cho tốt. Hai cuộc vận động làm khẩn trương nhưng không nên vội. Làm ở đâu phải tốt ở đó để làm gương cho chỗ khác, làm sao củng cố các chi bộ cho tốt. Phải có chính sách giải quyết số cán bộ, công nhân già trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đưa lực lượng trẻ vào thì năng suất mới cao. Trung ương phải có ban nghiên cứu: Ai đi trước, ai đi sau. Phải có chính sách hợp tình hợp lý để người già sẵn sàng nhường chỗ cho người trẻ tiến lên...”.

(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật).

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm gì để không lỡ nhịp cuộc đua thu hút FDI?

Làm gì để không lỡ nhịp cuộc đua thu hút FDI?

Để có thể đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về một nền công vụ minh bạch, trách nhiệm công bằng.
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Ngày 28/3, Bộ Công Thương chính thức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Dự thảo sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của các tổ chức, DN đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.

Tin cùng chuyên mục

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

Giá cà phê liên tục tăng phi mã là tín hiệu tốt cho người nông dân, song doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Eximbank lấy làm tiếc, còn khoản lãi 8,8 tỷ đồng thì sao?

Eximbank lấy làm tiếc, còn khoản lãi 8,8 tỷ đồng thì sao?

"Sự việc xảy ra, chúng tôi rất lấy làm tiếc", Phó Tổng giám đốc Eximbank Nguyễn Hồ Hoàng Vũ nói về vụ nợ 8,5 triệu đồng bị tính lãi 8,8 tỷ đồng, chiều nay 21/3.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Áp thuế VAT 10% với dịch vụ xuất khẩu và bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Áp thuế VAT 10% với dịch vụ xuất khẩu và bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nếu phải chịu thuế suất VAT 10% khi xuất khẩu sẽ khiến các nhà cung cấp dịch vụ cho nước ngoài của Việt Nam khó cạnh tranh với đối thủ đến từ quốc gia khác.
Làm gì để hạn chế tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn?

Làm gì để hạn chế tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn?

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây không chỉ là ám ảnh của tài xế mà còn là bài toán nan giải của cơ quan chức năng.
Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Sau hơn 1 năm vắng bóng, đầu năm 2024, Nghị quyết 02 về cải cách môi trường kinh doanh được khôi phục lại sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách.
Từ việc Bill Gates đến Đà Nẵng, du lịch làm gì để hưởng lợi?

Từ việc Bill Gates đến Đà Nẵng, du lịch làm gì để hưởng lợi?

Việc Bill Gates đến Việt Nam, nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng được truyền thông quốc tế đăng tải đã kéo theo những tác động tích cực trong truyền thông điểm đến.
TP. Hồ Chí Minh: Cần nhân rộng những quán cơm 2.000 đồng cho người nghèo

TP. Hồ Chí Minh: Cần nhân rộng những quán cơm 2.000 đồng cho người nghèo

Tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành, mô hình quán cơm 2.000 đồng trở nên quen thuộc đối với nhiều người nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà

Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà

Tự ý thu hàng loạt phí, phụ phí, cước vận tải tăng phi mã, các hãng tàu ngoại đang khiến doanh nghiệp Việt Nam bức xúc và khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác chuẩn bị cung cấp điện mùa khô năm 2024 tại Hoà Bình, Sơn La

Bộ Công Thương kiểm tra công tác chuẩn bị cung cấp điện mùa khô năm 2024 tại Hoà Bình, Sơn La

Trong 2 ngày 4-5/3/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác sản xuất, truyền tải chuẩn bị cấp điện cho mùa khô năm 2024.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2/2000, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 10/2000/QĐ-BCN về việc thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động