Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất, trong đó lý giải nguyên nhân vì sao lãi suất cho vay vẫn ở mức cao.
Nóng: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 0,3-0,5% Ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt dòng vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị báo cáo Thủ tướng về quản lý thị trường vàng

Đồng bộ các giải pháp điều hành giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước cho biết, để giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã điều hành và kết hợp đồng bộ nhiều công cụ, giải pháp chính sách tiền tệ để triển khai định hướng này.

Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước liên tục duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng luôn trong trạng thái dư thừa, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, thanh toán của nền kinh tế.

Từ ngày 10/3/2023, để thực hiện mục tiêu tăng cung tiền, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tăng khối lượng và kéo dài kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá hàng ngày để phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ.

"Với việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và sẵn sàng cung ứng thanh khoản kết hợp và điều chỉnh giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá từ mức 6,0%/năm xuống mức 5,5%/năm (từ ngày 15/3/2023) và giảm xuống mức 5,0%/năm (từ ngày 3/4/2023), vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được đảm bảo và thường trong tình trạng dư thừa, số dư tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước liên tục vượt số dư dự trữ bắt buộc” - Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân vì sao lãi suất cho vay vẫn ở mức cao
Ngân hàng Nhà nước đã đồng bộ các giải pháp điều hành giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Về điều hành tỷ giá, song song với việc điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối với mức trên 6 tỷ USD. Bên cạnh đó, đối với các giao dịch tổ chức tín dụng mua ngoại tệ kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã gia hạn các giao dịch này với tổng trị giá 3,99 tỷ USD, đồng thời tổ chức tín dụng hủy mua 1,74 tỷ USD từ Ngân hàng Nhà nước, từ đó đã góp phần đưa ra và để lại lưu thông một lượng lớn tiền VND tương ứng.

Bên cạnh đó, đối với các giao dịch tổ chức tín dụng mua ngoại tệ kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã gia hạn các giao dịch này, qua đó Ngân hàng Nhà nước không hút/trì hoãn việc hút VND từ lưu thông về... Các giải pháp nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc tạo thanh khoản dư thừa trên thị trường, từ đó bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.

Về điều hành lãi suất, trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo cao, diễn biến lạm phát quốc tế vẫn khó lường. Tuy nhiên, trong nước, lạm phát mặc dù tăng nhưng có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn; thanh khoản các tổ chức tín dụng dư thừa, mọi nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; tỷ giá ổn định, lãi suất thị trường có xu hướng giảm.

Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-1%/năm trong tháng 3 và 4/2023. Cụ thể, giảm 0,5%/năm lãi suất tái cấp vốn; giảm 1%/năm mức lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng; giảm 0,5%/năm lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,0%/năm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11. Cụ thể: Chỉ đạo tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro; không làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường. Chỉ đạo tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ lãi suất tiền gửi để giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường;

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại đề nghị tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính. Theo đó, đến nay, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi từ 0,2-0,8%/năm.

Trên cơ sở điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Vì sao lãi vẫn còn cao?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Theo đó, kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh gia tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

“Hiện chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167 ngàn tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường 1 bằng VND ở mức 101,45%, giảm so với mức 102,28% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động” - Ngân hàng Nhà nước lý giải. Đồng thời cho biết, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước.

Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng
Mặt bằng lãi suất cho vay thị trường vẫn ở mức cao

Theo Ngân hàng Nhà nước, với áp lực trong và ngoài nước như: Mặt bằng lãi suất thế giới gia tăng trong năm 2022 và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023. Các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5,0-5,25%/năm; ECB: lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3,0%/năm).

Đồng thời, áp lực lạm phát trong nước (lạm phát bình quân 4 tháng đầu năm 2023 ở mức 3,84%; lạm phát cơ bản tăng 4,9%; mục tiêu lạm phát năm 2023 là 4,5%). “Áp lực lạm phát hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên tổ chức tín dụng khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của tổ chức tín dụng ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4/2023 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%” - Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Ngoài ra, Thông tư số 02/2023/TT-NHNN mới ban hành ngày 23/4/2023 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn. Tức là tổ chức tín dụng chưa thu nợ khi đến hạn trong khi tổ chức tín dụng vẫn phải đảm bảo chi trả tiền gửi, làm giảm doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên gây áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nâng cấp chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế,… một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì tổ chức tín dụng tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn, giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến nay mặt bằng lãi suất thị trường đã dần ổn định, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay.

Thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; đồng thời tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hiện lãi suất cho vay VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tin cùng chuyên mục

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định cho VPBank.
Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Doanh nghiệp không mặn mà, phiên đấu thầu vàng lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” BIDV và các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 25/4: HDB, VRE và GVR

MBS ước tính tăng trưởng tín dụng của HDB tiếp tục duy trì mức trung bình 22%/năm trong giai đoạn 2024-2025, trong đó mảng khách hàng SME phát triển tích cực.
WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

WB, ASIFMA hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 tăng gần 66% so với quý 4/2023

VPBank khởi động quý 1/2024 đầy thuận lợi với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Giai đoạn 2018 - 2019, VIB gây ấn tượng trên thị trường thanh toán không tiền mặt khi ra đời một trong những dòng thẻ cá nhân hóa đầu tiên tại Việt Nam.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Cổ phiếu đua nhau tăng trần đẩy VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Diễn biến tăng liên tục trong cả ngày và không có bất kỳ nhịp lùi điều chỉnh nào ở VN-Index, trong đó cổ phiếu bất động sản bật mạnh sau thời gian bị "nén chặt"
Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Chủ tịch Vinaconex: Không có chuyện rút khỏi dự án Cát Bà Amatina

Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex khẳng định sự việc nhận hoàn trả 2.200 tỷ đồng từ chủ đầu tư Cát Bà Amatina là hoạt động luân chuyển vốn bình thường.
Đại hội Đồng cổ đông Bảo Minh (BMI) 2024: Cam kết đồng hành và phát triển bền vững

Đại hội Đồng cổ đông Bảo Minh (BMI) 2024: Cam kết đồng hành và phát triển bền vững

Sáng ngày 24/4/2024, Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024.
Vì sao cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo?

Vì sao cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo?

Vi phạm trong quy chế Niêm yết và Giao dịch chứng khoán niêm yết, cổ phiếu của Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) đã bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 24/4/2024.
Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Ngân hàng TPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên tới 25%

Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.
Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 xuống 6%

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 xuống 6%

Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, trong đó hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024 so với dự báo 6,7% trước đó.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024: Các nhà băng trở lại "cuộc đua" tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 24/4/2024, lãi suất tiết kiệm 24/4, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Một công ty du lịch  phát hành thành công 750 tỷ đồng trái phiếu

Một công ty du lịch phát hành thành công 750 tỷ đồng trái phiếu

Từ đầu năm đến nay, Công ty Du Lịch L.H phát hành thành công 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 750 tỷ đồng.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 24/4: VCB, PNJ và GAS

Dựa trên nền tảng vững chắc với NPL thấp và LLR cao, VCB đã tận dụng những thế mạnh này để duy trì tăng trưởng lợi nhuận mặc dù vẫn giữ vững tâm thế thận trọng.
Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã

Chỉ có khoảng 2% số hợp tác xã trong cả nước tiếp cận được vốn các tổ chức tín dụng. Vì thế, các ngân hàng cần mạnh dạn hơn trong việc cho vay tới đối tượng này
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Bac A Bank công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài lãi khả quan và tỷ lệ nợ xấu thấp
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động