Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP có thể đạt trên 5%
Petrovietnam quyết tâm hoàn thành mục tiêu các dự án điện Petrovietnam: Không thỏa mãn, "ngủ quên trên chiến thắng" tất cả vì mục tiêu phát triển bền vững |
Kinh tế thế giới "hứng chịu" 4 rủi ro, thách thức lớn
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức tọa đàm cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024. Tại buổi tọa đàm, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô và dự báo các kịch bản kinh tế Quý IV/2023 và năm 2024.
![]() |
Toàn cảnh buổi toạ đàm |
Theo đó, trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO) mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực toàn cầu năm 2023 ở mức 3%, nhưng hạ 0,1 điểm phần trăm dự báo về năm 2024 so với mức đưa ra hồi tháng 7 còn 2,9%.
Nền kinh tế toàn cầu dự báo sẽ giảm tốc trong cả năm nay và năm tới so với mức tăng 3,5% đã đạt được trong năm 2022. Lạm phát đang tiếp tục giảm trên toàn cầu, chủ yếu do giá năng lượng giảm và một phần do giá lương thực, thực phẩm xuống thang.
Theo dự báo của IMF, lạm phát bình quân toàn cầu năm nay sẽ là 6,9%, giảm từ mức 8,7% trong năm 2022 và tiếp tục giảm còn 5,8% trong năm 2024. Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, lạm phát năm 2023 và 2024 còn khá cao, dù giảm mạnh ở các nền kinh tế phát triển ở mức trên 2%. Lạm phát lõi ở các nước phát triển còn cao hơn, lãi suất còn đứng ở mức cao và có thể giảm dần từ giữa năm 2024.
Đối với nền kinh tế trong nước, tình hình dần được cải thiện, thanh khoản dồi dào, lãi suất giảm, nền kinh tế vĩ mô khá ổn định. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể gây sức ép lên tỷ giá VND trong nửa cuối năm 2023, bao gồm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tiếp tục thu hẹp do lãi suất điều hành của Fed có thể duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023 trong khi Ngân hàng Nhà nước định hướng tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Một số dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 đều đang điều chỉnh theo hướng giảm.
Dự báo đạt mục tiêu 6,0% - 6,5% năm 2023 gần như không thể vì muốn đạt 6,0% trong quý IV cần đạt mức tăng trưởng 10,6%. Với bức tranh khái quát thời gian qua cùng những dự báo nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2024, chuyên gia Võ Trí Thành đã chỉ ra một số hàm ý cho doanh nghiệp, đó là "phòng thủ, tận dụng cơ hội vượt khó và bắt nhịp xu thế". Cụ thể là vấn đề tăng cường quản trị rủi ro, xử lý thông tin và xây dựng các kịch bản có thể xảy ra, tận dụng việc kết nối các ngành hàng, đối tác, các gói hỗ trợ của Chính phủ, bắt nhịp các xu thế về chuyển đối số, chuyển đổi xanh... hiện nay.
![]() |
Chuyên gia kinh tế cho rằng có 4 rủi ro, thách thức chính năm 2023, đó là xung đột địa chính trị phức tạp và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; Sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sỹ làm tăng rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ gia tăng; Rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực vẫn hiện hữu; Giá cả, lạm phát, lãi suất toàn cầu giảm nhưng còn ở mức cao, rủi ro tài chính – tiền tệ tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu mong manh hơn (a rocky recovery); tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP có thể đạt trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ước khoảng 3,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 4,5%.
Chủ động rà soát rủi ro, dự báo kịch bản tăng trưởng
Cũng tại buổi tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng các động lực tăng trưởng cho năm 2023-2024 đó là việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1/2023; dù phục hồi chậm, nhưng vẫn tích cực đối với kinh tế thế giới và Việt Nam.
Bên cạnh đó là cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, dịch vụ, tiêu dùng tăng khá khả quan, dù có chậm hơn; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023; đầu tư công được đẩy mạnh. Có thể thấy, tín hiệu phục hồi từ tháng 6/2023 đến nay khá rõ nét, trong đó nền tảng vĩ mô và kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn.
Cùng đó, vấn đề lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát; thị trường chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu phục hồi; Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng được đẩy mạnh. Cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy (sửa đổi Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng…).
Song bên cạnh đó, còn không ít những thách thức về kinh tế thế giới suy giảm, tăng trưởng chậm, thị trường xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm; tăng trưởng đầu tư tư nhân thấp; Mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng còn cao; rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế tăng tác động tiêu cực đến Việt Nam; Giải ngân Chương trình phục hồi và đầu tư công chưa thể có đột phá, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn (pháp lý, nguồn vốn, nhân sự, đơn hàng…); Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian xử lý, lành mạnh hóa...
Đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành Dầu khí nói riêng, ông Cấn Văn Lực khuyến nghị Petrovietnam tiếp tục xây dựng các kịch bản kinh doanh với giá xăng dầu, khí khác nhau, có giải pháp tăng nguồn cung, dự trữ (gồm cả dự trữ quốc gia và dự trữ thương mại). Cùng với đó, xây dựng Chiến lược chuyển đổi năng lượng (xu thế tất yếu), nhất là sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành và Báo cáo giám sát về ngành năng lượng của Quốc hội. Đẩy mạnh chuyển đổi số nội bộ và xây dựng hệ sinh thái Petrovietnam, tăng khả năng thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro (lãi suất, tỷ giá, tài chính, giá dầu khí…); Thực hiện Luật Dầu khí sửa đổi; góp ý xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, Luật Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi),…
![]() |
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi tọa đàm |
Sau khi nghe phân tích, dự báo từ các chuyên gia kinh tế, nội dung thảo luận từ các Ban chuyên môn, đơn vị thành viên, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng yêu cầu các Ban, đơn vị thành viên liên quan tiếp tục cập nhật, đánh giá các nhóm vấn đề kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ để đưa vào kết quả 2023, đồng thời trên cơ sở đó, tập trung rà soát đánh giá các rủi ro về kinh tế vĩ mô chuẩn bị cho kế hoạch năm 2024.
Tin mới cập nhật

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng
Tin khác

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”
Đọc nhiều

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu
