Hà Nội:

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Quy định mới về bảo hiểm xe máy áp dụng từ năm 2025 người dân cần biết Chuyển đổi giao thông xanh: Cần chính sách đặc thù Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Sau một tuần lấy ý kiến người dân vào dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ), TP.Hà Nội đưa ra dự thảo lần 2 về thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ngay đầu năm 2025 trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.

Theo dự thảo mới đưa ra 6 tiêu chí để xác định các khu vực hạn chế phát thải, bao gồm toàn bộ vùng bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế phát thải theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, phạm vi khu vực hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường được mở rộng so với dự thảo cũ. Cụ thể, các khu dân cư tập trung tại 12 quận hiện nay: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông.

5 quận dự kiến thành lập trong giai đoạn 2020-2025 là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng và thành phố phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) thành phố phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai).

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân
TP Hà Nội đưa ra dự thảo lần 2 về thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm. Ảnh: N.H

Chia sẻ về vấn đề cấm xe máy ở các quận nội đô, trao đổi với Báo Công Thương, TS Phan Lê Bình - Trưởng đại diện văn phòng OCG Nhật Bản nhận định, việc thi hành Luật Thủ đô 2024 được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 sẽ khó khăn do thời gian gấp rút, chưa thể đạt được thoả thuận với nhân dân.

Xe máy là phương tiện chủ lực hiện nay, do đó nếu chúng ta hạn chế xe máy vào khu vực nội đô, người dân sẽ đi lại bằng gì? Đặc biệt, dịch vụ giao nhận hàng hoá từ vật phẩm đến đồ ăn hiện nay đang rất phát triển. Nếu chúng ta cấm lưu hành vậy sẽ có phương tiện gì để thay thế?”, chuyên gia đặt câu hỏi.

TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, hành động này có thể vô hình trung cướp đi “cần câu cơm” của nhiều người dân. Lý giải về nhận định trên, ông Thuỷ cho biết, hiện nay Hà Nội có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1,2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận. Theo đó, ông đặt câu hỏi nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh?

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, hành động này có thể vô hình trung cướp đi “cần câu cơm” của nhiều người dân. Lý giải về nhận định trên, ông Thuỷ cho biết, hiện nay Hà Nội có hơn 7,8 triệu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm hơn 6 triệu xe máy, hơn 1 triệu ô tô các loại, chưa kể đến 1,2 triệu phương tiện đến từ các địa phương lân cận. Theo đó, ông đặt câu hỏi nếu giảm ùn tắc bằng cách cấm xe cá nhân, đặc biệt là xe máy, thì trên 80% người dân sẽ đi lại bằng gì để mưu sinh?

Theo đó, để giảm thiểu ùn tắc giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ cho hay, thay vì cấm xe cá nhân bằng biện pháp áp đặt, thì các địa phương cần phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông.

"Giải pháp chống ùn tắc đưa ra nhưng phải đảm bảo duy trì các phương thức đi lại, chứ không được gây ảnh hưởng, làm giảm mật độ, mạch lưu thông của những dòng phương tiện ấy”, ông Thuỷ nhận định.

Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, các tuyến đường sắt đô thị như: Tàu ngoại thành, tàu điện mặt đất, metro ngầm và trên cao…đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân...

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, số lượng phương tiện giao thông đường bộ đang hoạt động trên địa bàn là trên 7,8 triệu phương tiện các loại và chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác di chuyển đi, đến Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2023 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng trên dưới 10% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông.

Đồng thời thành phố cũng sẽ có chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải; quy định các khu vực cấm ô tô chạy dầu diesel, khu vực hạn chế xe máy, xe tải, taxi.

Theo Luật Thủ đô, các khu vực hạn chế phát thải sẽ được áp dụng biện pháp hạn chế giao thông phù hợp. Việc lựa chọn và thực hiện biện pháp này sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và đặc điểm riêng của mỗi khu vực.

Ưu tiên của TP Hà Nội là khuyến cáo các quận huyện cấm lưu hành xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel, ưu tiên phương tiện giao thông đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên và đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định; hạn chế, có thu phí đối với phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn khí thải dưới Euro 4 và không đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân đang sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp sẽ được ưu tiên áp dụng lộ trình (12 tháng) để chuyển đổi phương tiện phát thải thấp hoặc đạt quy chuẩn phát thải cho phép khi lưu hành trong vùng LEZ.

Việc xây dựng Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024 với mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng không khí. Dự kiến việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện từ đầu năm 2025.

Kim Anh

Tin mới cập nhật

Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Từ ngày 1/1/2025, TP. Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện; 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường và 11 xã.
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Khu đất rộng hơn 6.300 m2 tại đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa được đấu giá thành công để xây dựng bệnh viện.
Thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Việt Nam vừa có thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích.
Yên Bái: Nâng cao hiệu quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Yên Bái: Nâng cao hiệu quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay địa phương đã có 743 người đi làm việc ở nước ngoài, đến nhiều thị trường lao động...
Hoa hậu Thanh Thủy: Đến Đà Nẵng để ăn mỳ quảng, uống cà phê ngon

Hoa hậu Thanh Thủy: Đến Đà Nẵng để ăn mỳ quảng, uống cà phê ngon

Huỳnh Thị Thanh Thủy đã giới thiệu về mì Quảng, cà phê trong quá trình tham gia cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 - Miss International 2024.
Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định công nhận nghề rèn Bao Vinh và nghề Mứt gừng Kim Long thuộc thành phố Huế là nghề truyền thống
Hiểm họa từ trào lưu dạy chế pháo, mua bán pháo tự chế trên mạng

Hiểm họa từ trào lưu dạy chế pháo, mua bán pháo tự chế trên mạng

Cứ mỗi dịp Tết đến, tình trạng dạy chế pháo, mua bán pháo tự chế diễn ra công khai trên các trang mạng xã hội, nhiều vụ việc tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra.
Yên Bái: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật có tính mới, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế

Yên Bái: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật có tính mới, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế

Sáng 25/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ XI (2023-2024) cho 25 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải...
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Thừa Thiên Huế: Giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thừa Thiên Huế: Giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Do hoạt động không hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên Huế có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tin khác

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Hội nghị đối thoại với nông dân sẽ diễn ra tháng 12/2024, nhằm lắng nghe tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của nông dân đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Cán bộ Mặt trận Thủ đô dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Sáng 18/11, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Gia Lai: Hấp dẫn chuỗi hoạt động tại Ngày hội Di sản văn hóa 2024

Gia Lai: Hấp dẫn chuỗi hoạt động tại Ngày hội Di sản văn hóa 2024

Ngày hội Di sản văn hóa 2024 diễn ra với đa dạng các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian sôi nổi, hấp dẫn, thu hút người dân và du khách tới trải nghiệm.
Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Mất đi đôi tay, chàng thạc sĩ trẻ Tô Hữu Sỹ biến nỗi đau thành động lực, cất công dựng xây khu vườn hạnh phúc để ‘chữa lành” biến cố của cuộc đời.
Hướng tới Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11): Bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Hướng tới Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11): Bảo tồn, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Tọa đàm ‘Hộp ký ức 4.0' sẽ được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).
Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đưa toàn bộ dự án mới năm 2024 vào hoạt động

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đưa toàn bộ dự án mới năm 2024 vào hoạt động

Hết tháng 10/2024, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 27 dự án mới đi vào hoạt động, phấn đấu hết năm 2024 sẽ có thêm 4 dự án đi vào hoạt động.
Đà Nẵng: Tất bật chăm sóc kiệu hương phục vụ thị trường Tết

Đà Nẵng: Tất bật chăm sóc kiệu hương phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, các hộ trồng kiệu tại TP. Đà Nẵng đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị cho cao điểm vụ thu hoạch kiệu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.
Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

Cỏ lau nở trắng trời ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú đến chụp ảnh

Cỏ lau trắng ngà, mềm mại như lông vũ khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ, tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng khiến giới trẻ thích thú ghé đến chụp ảnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Nhận định chứng khoán 27/11: Thị trường bước vào sóng tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường đã kết thúc nhịp giảm điểm ngắn hạn và sẽ tích lũy trở lại để bước vào sóng tăng mới.
Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Nhận định chứng khoán 28/11: VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, ở khung đồ thị giờ, VN-Index duy trì đi ngang cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn

Trong năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn.
Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Chứng khoán tuần qua 25-29/11: Thị trường tiếp đà hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, mặc dù chưa đủ sức để tăng tốc bởi dòng tiền tham gia khá yếu, nhưng sắc xanh đã lan rộng bảng điện tử.
Phiên bản di động