Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào Thái ở Nghệ An

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp và lồng ghép mô hình trồng cây dược liệu tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện Cựu binh ở Nghệ An thoát nghèo lên giàu có nhờ cây "sâm người nghèo"

Bảo tồn cây dược liệu

Những ngày này, về xã miền núi Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) sẽ thấy những nương dược liệu trải dài trên triền núi, bạt ngàn quanh vườn nhà... xanh ngắt, của bà con người Thái.

Quỳ Hợp - huyện vùng cao xứ Nghệ vốn được xem là "rốn khoáng sản" với hàng trăm mỏ khoáng sản các loại. Tuy nhiên, cuộc sống người Thái ở xã Yên Hợp vẫn quẩn quanh, bế tắc bởi cuộc sống khó khăn, đói nghèo, bà con chỉ thuần làm nông nghiệp. Thế rồi, từ vùng sỏi đá, cây dược liệu dần được phủ xanh hồi sinh cả vùng đất cằn cỗi.

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Những vườn chuyên canh dược liệu đang hình thành trên đất xã Yên Hợp (Quỳ Hợp)

Vào hạ tuần tháng 2, khi ghé thăm vườn dược liệu của Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường ở xã Yên Hợp, chúng tôi ngỡ ngàng khi trước mắt hiện ra vườn dược liệu thẳng tắp xanh mát.

Theo lời của anh Lá Văn Duy - Giám đốc Hợp tác xã nông dược Tĩnh Sáng Đường, hiện hợp tác xã đã có 3 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Nghệ An, gồm: bột rau má sấy lạnh, trà túi lọc, trà cà gai leo. Tính đến nay, Tĩnh Sáng Đường đã có trên 30 sản phẩm thảo dược được sản xuất bằng nguồn dược liệu sạch từ vườn dược liệu được trồng tại Yên Hợp.

Kể về đường đi của cây dược liệu nơi đây, anh Lá Văn Duy khẳng định: "Việc Hợp tác xã trồng dược liệu thuần tự nhiên là để có nguyên liệu tốt. Do đó, Hợp tác xã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, không sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng, thuốc ảo vệ thực vật cũng như chất bảo quản. Khi cây có bệnh, đội ngũ cán bộ kỹ thuật cứu chỉnh bằng phương pháp canh tác, chỉ trường hợp xấu nhất mới dùng thuốc sinh học...".

Bên cạnh đó, hợp tác xã không ngừng dồn nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu... Trách nhiệm của Tĩnh Sáng Đường là phải chuyển giao quy trình trồng đúng chuẩn cho bà con, cung cấp giống đúng chuẩn cho bà con; và nhiệm vụ quan trọng hơn nữa, là thu mua toàn bộ dược liệu do bà con trồng ra.

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Bà con người Thái ở Yên Hợp trồng và chăm sóc dược liệu tại vườn nhà

Ông Chu Ngọc Tân - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hợp cho biết, những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An và huyện Quỳ Hợp, xã đã tập trung tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng và phát triển cây dược liệu. Đối với nhân dân huyện chú trọng đưa các loại dược liệu quý ở rừng về trồng trong vườn nhà như: cà gai leo, xạ đen, dây thìa canh, bách bộ, trinh nữ hoàng cung, rau má rừng… Sau khi triển khai mô hình này cho thấy phù hợp và bắt đầu có hiệu quả kinh tế.

Thông qua thực hiện các chính sách, đề án "Phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025", huyện Quỳ Hợp đã tập trung hỗ trợ khôi phục một số vùng dược liệu và xác định dược liệu là một trong những sản phẩm được đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc sản của địa phương.

Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ toàn huyện Quỳ Hợp có gần 10ha dược liệu các loại, chủ yếu là các loại cây cây Cát Sâm, đinh lăng, cây xạ đen; huyện cũng hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Thọ Hợp, Hạ Sơn, Bắc Sơn, Yên Hợp và rải rác tại một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.

Từ các sản phẩm dược liệu qua sơ chế, chế biến đã giúp huyện Quỳ Hợp có nhiều mặt hàng nông sản được chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh Nghệ An. Từng bước khẳng định ưu thế, hiệu quả kinh tế từ dược liệu và trở thành cây trồng giúp Quỳ Hợp xóa đói, giảm nghèo.

Tạo sinh kế cho bà con

Từ các chính sách hỗ trợ, thu hút của huyện Quỳ Hợp, xã Yên Hợp về phát triển dược liệu, các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi vào địa bàn đã mở ra hướng sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con người Thái ở đây...Trước thực tế trên, dự án trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Tĩnh Sáng Đường triển khai tại An Toàn là hướng sinh kế mới cho người dân ở đây.

Theo Lá Văn Duy, làm sao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững với cây dược liệu, nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những mục tiêu của Tĩnh Sáng Đường, khi thực hiện dự án trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Gia đình bà Lá Thị Lan thu hoạch rau má rừng trồng ở vườn nhà

Từ cuối năm 2021, nhà máy dược liệu với diện tích hơn 1.000m2 , với rất nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại và tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO 22000 bắt đầu khởi động. Chỉ sau một thời gian ngắn, hợp tác xã đã chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu bản địa cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Yên Hợp.

Say sưa kể về đường đi dược liệu, Lá Văn Duy nói: "Để nâng cao nhận thức của bà con về bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu bản địa, gắn với chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái, bảo tồn dược liệu bản địa theo GACP-WHO, hợp tác xã đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả giữa người dân xã Yên Hợp với Tĩnh Sáng Đường...".

Thời gian qua, "Hợp tác xã đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật ươm giống, trồng thâm canh và khoanh nuôi dược liệu trong vường nhà, dưới hành lang lưới điện và sắp tới là dưới tán rừng, thu hút trên 30 hộ dân đồng bào Thái ở xã Yên Hợp tham gia...", anh Duy cho hay.

Những mảnh đất bạc màu, để hoang đang dần dần được phủ xanh, những gia đình khó khăn nay đã có thu nhập ổn định từ việc trồng và bán cây dược liệu cho hợp tác xã. Những gia đình đầu tư trồng keo 5 năm, 7 năm mới có thu nhập thì nay đã có nguồn lấy ngắn nuôi dài từ việc bán lá khôi, bán củ bách bộ…. Tính trung bình thu nhập của các hộ tham gia trồng nguyên liệu cho hợp tác xã đạt 5-6 triệu/tháng.

Bà Lá Thị Lan, dân tộc Thái ở xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp cho biết: Hiện nay, đồng bào Thái đã biết quy trình trồng, đưa dược liệu rừng về vườn nhà chăm sóc cây dược liệu theo hướng hữu cơ.

“Nhờ các anh, chị ở hợp tác xã chỉ dẫn nên hiểu phần nào, chăm sóc cũng tạm ổn. Bây giờ mình chăm sóc, làm cỏ xong xuôi rồi làm thí nghiệm thử. Ước mong sau này có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình khấm khá...”, bà Lan chia sẻ thêm.

Cách đó không xa, gia đình ông Hún Lá Cường, dân tộc Thái ở xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp cũng đã cải tạo vườn tạp, trồng 2 sào cà gai leo, đến nay đã cho thu hoạch 3 lứa, tổng cộng được 1,8 tấn dược liệu, được nhà máy của hợp tác xã thu mua tại vườn với giá 10.000 đồng/kg, anh thu về 18 triệu đồng.

Ông Cường phấn khởi: “Trước đây, vườn để hoang hóa, chỉ một góc nhỏ trồng rau còn lại là cây tạp chẳng mang lại thu nhập gì, nhìn lại rậm rạp, muỗi, côn trùng nhiều. Từ 2 năm nay, diện tích vườn đưa vào trồng cà gai leo, vừa có thu nhập lại cải tạo được vườn sạch sẽ. Mình mong muốn sẽ được gắn bó lâu dài với hợp tác xã bởi vừa có thêm thu nhập mà công việc cũng nhàn, không vất vả. Đến mùa thu hoạch hợp tác xã đến thu mua ngay…”.

Ông Chu Ngọc Tân cho biết thêm: “Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường đã tiên phong, mở ra hướng đi mới hiệu quả cho bà con xã Yên Hợp phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành cùng bà con và hợp tác xã để phát triển hơn nữa mô hình này, một trong những con đường vươn lên sớm đưa xã Yên Hợp thoát khỏi diện khó khăn 135”.

Ông Tân chia sẻ thêm: Dự án không những giúp cho Tĩnh Sáng Đường chủ động được nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm thảo dược, mà còn mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của xã Yên Hợp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

UBND xã sẵn sàng hỗ trợ về cơ chế chính sách để phát triển nơi đây trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất các giống dược liệu của các huyện miền núi Nghệ An”, ông Tân nhấn mạnh.

Bảo tồn cây dược liệu, tạo sinh kế cho đồng bào Thái ở Nghệ An- Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động