50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia: Hướng đến tầm vóc mới

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hợp tác về kinh tế là một trong những điểm sáng.
Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trinidad & Tobago Kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Australia là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Australia là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã phát triển bền vững, nhanh chóng và ghi được nhiều dấu ấn quan trọng.

Năm 2009, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện nhân chuyến thăm Australia của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và đúng 5 năm trước, năm 2018, hai nước đã thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược nhân chuyến thăm Australia của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương. "Trải qua 5 thập kỷ phát triển với các cơ hội và thời cơ cũng như khó khăn và thách thức đan xen, trong sự biến động không ngừng của tình hình khu vực và quốc tế, ngày nay Việt Nam và Australia đã trở thành các đối tác tin cậy của nhau cả trong khuôn khổ song phương và đa phương" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hai nước cũng là các đối tác thương mại trong top 10 của nhau, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 15,7 tỷ USD, tăng gấp đôi so với thời điểm trước khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Hỗ trợ ODA của Australia đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia: Hướng đến tầm vóc mới
Trao đổi đoàn các cấp giữa Việt Nam và Australia diễn ra sôi nổi (Ảnh Bộ Ngoại giao)

Bộ trưởng cho hay, tiếp theo thành công của cầu Mỹ Thuận năm 2000, cầu Cao Lãnh nối hai bờ sông Tiền ở Đồng bằng sông Cửu Long khánh thành năm 2018 đã trở thành biểu tượng đẹp, mang ý nghĩa sâu sắc trong quan hệ hai nước. Hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, nông nghiệp, lao động, ứng phó biến đổi khí hậu… ngày càng được mở rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Đáng chú ý, năm 2022, Australia là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 15,7 tỷ USD. Australia xếp thứ 20/141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 583 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát, Sovico, VCB… đang phát triển kinh doanh tại Australia.

Trong những năm qua, quan hệ Việt Nam-Australia tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả bình diện song phương và đa phương. Thông qua duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, các cấp, quan hệ chính trị giữa hai nước ngày một gần gũi, tin cậy hơn. Ðây là nền tảng để hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực đạt được những bước tiến tích cực.

Có thể thấy, trải qua 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến đầu tư, thương mại, giáo dục, hợp tác phát triển và an ninh quốc phòng. Trong đó, hợp tác về kinh tế là một trong những điểm sáng nổi bật.

Tiếp tục thúc đẩy đà phát triển quan hệ, Việt Nam và Australia tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, các cấp trên tất cả các kênh; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ Ðối tác chiến lược Việt Nam-Australia giai đoạn 2020-2023. Việt Nam-Australia cũng nỗ lực thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế; tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và nhu cầu.

Song song với đó, Việt Nam-Australia cũng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, như năng lượng, chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế số… góp phần tạo động lực để quan hệ hai nước ngày càng phát triển toàn diện và thực chất hơn.

Về hợp tác đa phương, Việt Nam và Australia phối hợp chặt chẽ trong nhiều vấn đề cùng quan tâm tại các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)… Không chỉ là đối tác chủ chốt của Việt Nam tại khu vực Nam Thái Bình Dương, Australia cũng là Ðối tác chiến lược toàn diện của ASEAN.

Với Australia, Việt Nam là bạn, là đối tác gần gũi trong ASEAN và khu vực. Chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm chung, Việt Nam và Australia cam kết củng cố vai trò trung tâm của ASEAN vì một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Cơ hội khởi đầu chặng đường hợp tác mới

Ông Andrew Goledzinowski - Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, trải qua năm thập kỷ, Australia và Việt Nam đã xây dựng một mối quan hệ bằng hữu và đối tác vô cùng đặc biệt, trên nền tảng tin cậy lẫn nhau. Lịch sử lâu dài hỗ trợ và hợp tác giữa Australia và Việt Nam được xây dựng trên sự tin cậy lẫn nhau và đây là cốt lõi của mối quan hệ giữa hai nước. Sự tin cậy lẫn nhau này đã mở đường cho Australia và Việt Nam xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2018 và đi đến cam kết nâng cấp mối quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhắc tới những điểm sáng cũng như dấu mốc nổi bật trong quan hệ hai nước, Đại sứ Andrew Goledzinowski cho biết, Australia là một trong những nhà đầu tư tiên phong của Việt Nam, ngay sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào những năm 80 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của Ngân hàng quốc tế ANZ, đơn vị đầu tiên đưa hệ thống ATM vào sử dụng tại Việt Nam; RMIT-trường đại học quốc tế đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Telstra-đơn vị xây dựng đường cáp quang dưới biển đầu tiên và nhờ đó, các cuộc điện thoại quốc tế trực tiếp đầu tiên của Việt Nam đã được thực hiện.

Đáng chú ý, trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Australia cũng phát triển mạnh mẽ. Thương mại hai chiều giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Australia qua các năm đều đạt trên 1,2 tỉ USD. Australia hiện có 274 dự án đầu tư tại Thành phố với tổng vốn đăng ký hơn 200 triệu USD. Trong đó, Dự án Đại học RMIT, trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam đã đào tạo hàng nghìn sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thành phố.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia: Hướng đến tầm vóc mới

Nhìn lại chặng đường 50 năm qua trong quan hệ Việt Nam - Australia, các chuyên gia nhận định, có nhiều yếu tố góp phần tạo dựng và phát triển quan hệ hai nước. Trong đó, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị từ hai phía để không chỉ vượt qua những thách thức, rào cản của quá khứ mà còn tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương phát triển như hiện nay.

Cùng với đó là những điểm tương đồng, đặc biệt là đối với các vấn đề lợi ích chiến lược, lợi ích cốt lõi, quan điểm về an ninh, hòa bình, trật tự khu vực và thế giới; thêm vào đó là cơ hội và tính bổ trợ cho nhau trong hợp tác kinh tế và thương mại.

Có thể thấy được việc, Việt Nam là thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân và nằm trong số các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất ở châu Á và trên thế giới. Trong khi đó, Australia đang có nhu cầu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, còn là sự gắn kết của cộng đồng người Việt với quê hương và với Australia. Và xu hướng và những chuyển động trong quan hệ quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ Australia tại Việt Nam tin tưởng, dựa vào các mối liên kết chặt chẽ giữa công dân của hai quốc gia và mối quan hệ thân thiết giữa hai Chính phủ, tương lai của mối quan hệ Australia - Việt Nam sẽ ngày một phát triển, cùng nhau đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như sáng tạo và biến đổi khí hậu, giáo dục và đào tạo, hợp tác chiến lược, quốc phòng và an ninh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, hai nước đang phối hợp chặt chẽ và chia sẻ cách tiếp cận chung đối với các thách thức an ninh, kinh tế cũng như nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Theo Ðại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski, năm 2023 không chỉ là cơ hội để Việt Nam - Australia nhìn lại những thành tựu đã đạt được, mà còn để hướng tới tương lai của mối quan hệ hữu nghị và đối tác ngày càng sâu sắc hơn.
Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động